Các biện pháp bảo vệ đại tràng trong mùa đông
Các biện pháp bảo vệ đại tràng trong mùa đông
Bệnh viêm đại tràng gây ra nhiều tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo báo cáo và các số liệu thống kê bệnh viêm đại tràng đầu quý 4/2023 tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nhập viện trong mùa đông gia tăng so với các mùa trong năm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Giải pháp khắc phục ra sao?
Nguyên nhân
Sự thay đổi về thời tiết gây ảnh hưởng đến chu kỳ sinh học tự nhiên của cơ thể, gây ra các biến đổi trong quá trình tiêu hóa. Những yếu tố này không phải lúc nào cũng ảnh hưởng đến bệnh viêm đại tràng, tuy nhiên chúng có thể góp phần tạo ra một môi trường có lợi cho sự bùng phát của bệnh.
- Do thời tiết trở lạnh, nhiệt độ giảm. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và làm gia tăng triệu chứng viêm đại tràng.
- Do chế độ ăn uống thiếu khoa học như tiêu thụ nhiều thực phẩm gây kích thích viêm đại tràng như: thức ăn có chứa gluten, lactose hoặc các loại thực phẩm cay nồng…cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng bùng phát.
- Sự thiếu hụt ánh nắng mặt trời trong mùa đông cũng gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, tình trạng tâm lý, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và có thể tăng cường triệu chứng viêm đại tràng.
- Cảm giác căng thẳng, stress tạo ra áp lực lớn đối với một số người dẫn đến bùng phát của các triệu chứng viêm đại tràng.
- Hoạt động thể chất trong mùa đông giảm do cơ thể ít vận động hơn khi thời tiết trở lạnh. Điều này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa dẫn đến tình trạng không thoải mái cho người viêm đại tràng…
Các biện pháp bảo vệ tránh bệnh viêm đại tràng bùng phát
+ Duy trì chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh, tăng cường các loại rau củ quả để bổ sung chất xơ, tránh các thực phẩm gây kích thích, thực phẩm nhiều dầu mỡ...
+ Uống đủ lượng nước cần thiết: từ 2 đến 2,5 lít/người/ngày.
+ Giữ ấm cơ thể, mặc ấm, chú trọng bảo vệ ngực, cổ, vùng bụng, bàn chân để giảm thiểu sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngâm chân nước nóng hoặc day huyệt ở gan bàn chân cũng làm giảm khả năng tái phát rất hiệu quả.
+ Không lo lắng quá mức vì căng thẳng thần kinh dễ gây ra những cơn co thắt khiến bệnh tái phát. Giữ tâm trạng tích cực, lạc quan để hạn chế stress và thực hiện các phương pháp giảm stress như thiền, yoga…
+ Tập thể dục đều đặn hàng ngày, lựa chọn những môn thể thao phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Lưu ý không tập quá sức, thời lượng tập phù hợp, tập vào buổi sáng vì ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp lượng vitamin D dồi dào cho cơ thể.
+ Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Sử dụng thuốc theo hướng dẫn để kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn việc bùng phát bệnh.
+ Khám sức khỏe hệ tiêu hóa định kỳ 6 tháng/lần hoặc 12 tháng/lần theo chỉ định của bác sĩ.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Bị viêm đại tràng hãy sử dụng lá ổi
Viêm loét đại trực tràng chảy máu
Bệnh viêm manh tràng: Dấu hiệu, biến chứng, điều trị theo chuyên gia
Quế vị thảo dược quý của tự nhiên, trị bệnh hay làm đẹp đều cực tốt
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.