Biến sữa bột thành mực in 3D tạo ra nhiều đồ vật có thể ăn được
Nhằm tạo ra nhiều sản phẩm bổ dưỡng khác nhau mới đây các nhà nghiên cứu tại Singapore đã tìm ra cách biến sữa bột thành mực in 3D. Mực in 3D làm từ sữa này sẽ tạo ra nhiều đồ vật có thể ăn được
Kỹ thuật mực in 3D được các nhà nghiên cứu từ Đại học Công nghệ và Thiết kế Singapore (SUTD) áp dụng với các món ăn bằng nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Ngày nay với trình độ khoa học phát triển các nhà nghiên cứu đã tạo các thực phẩm khác nhau như sushi, pizza, thịt được tạo ra từ in 3D.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ phát triển một quy trình in 3d từ sữa mà không cần đun nóng sản phẩm sữa bởi khi đun nóng sẽ làm phá hủy một số chất dinh dưỡng quan trọng. Các nhà nghiên cứu cũng muốn tránh thêm chất ổn định vào sữa khi in 3D.
Nhóm đã công bố nghiên cứu của nhóm trên tạp chí RSC Advances về công thức làm mực sữa, bằng cách trộn sữa bột với nước một cách thận trọng để có được độ đặc phù hợp để tạo ra các vật thể 3D ở nhiệt độ thấp hơn.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm mực in 3D từ sữa bột bằng cách in thành công chiếc ghế sofa nhỏ, cỏ ba lá, pháo đài, hình nón và bánh xe.
Nhưng đó không phải chỉ dừng lại ở đó các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành thử nghiệm in 3D với các đồ vật bằng sữa, kem, siro. Nhóm cũng thử nghiệm sự kết hợp giữa mực sữa và mực sô cô la được làm từ bột ca cao và xi-rô sô cô la, và tạo ra một chiếc ghế dài hai tông màu có thể ăn được.
Vào ngày 18/8, tác giả chính là nhà khoa học Lee Cheng Pau cho biết: “Phương pháp mới lạ nhưng đơn giản này có thể được sử dụng để tạo ra nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác nhau, bao gồm cả những thực phẩm phục vụ bệnh nhân trong bệnh viện có nhu cầu ăn kiêng đặc biệt”.
Những năm gần đây công nghệ in 3D không chỉ được ứng dụng chế tạo ra các loại thực phẩm, áp dụng công nghệ in 3D sinh học điều trị tổn thương dạ dày hay còn được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực như: xây dựng, chăm sóc, y tế,…
Suckhoecuocsong.vn/Theo Nhân dân
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Elon Musk cho biết: SpaceX sẽ cố gắng thu hồi tên lửa Super Heavy bằng cách bắt nó bằng tháp phóng
SpaceX sẽ thử một cách tiếp cận khác để hạ cánh tên lửa Super Heavy bằng cách bắt nó bằng tháp phóng. -
Phát triển thiết bị cấy vỏ não hồi phục thị lực người mù
Trải qua nhiều cuộc nghiên cứu, thí nghiệm các nhà khoa học tại Đại học Monash, Australia đã tạo ra được một thiết bị có thể hồi phục thị lực cho người mù. -
Phát triển khẩu trang kháng khuẩn có thể tái sử dụng 1.000 lần
Loại khẩu trang kháng khuẩn mới được các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne phát triển có thể tái sử dụng1.000 lần. -
Ấn Độ chế tạo robot hái dừa cho năng suất cao hơn cả con người
Nhằm nâng cao năng suất thu hoạch dừa các nhà khoa học tại Ấn Độ đã nghiên cứu chế tạo thành công loại robot hái dừa cho năng suất cao hơn cả con người. -
Phát triển da nhận tạo có thể phản ứng với cơn đau như con người
Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học RMIT (Úc) đã phát triển một loại da nhân tạo có thể phản ứng với cơn đau giống như con người. -
Áp dụng công nghệ in 3D sinh học điều trị tổn thương dạ dày
Mới đây các nhà nghiên cứu Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) phát triển phương pháp mới trong xử lý các tổn thương dạ dày bằng cách áp dụng công nghệ in 3D sinh học. -
Elon Musk giới thiệu hệ thống 'kết nối não người với máy tính'
Elon Musk đã giới thiệu hệ thống giao diện thần kinh máy tính - não của Neuralink. Hệ thống này bao gồm một chip nhỏ cấy vào hộp sọ để đọc và ghi lại các hoạt động của não. -
Chế tạo viên pin có thể dùng được trong 28.000 năm không cần sạc
Mới đây một công ty sản xuất pin Nano Diamond Battery (NDB) có trụ sở tại Mỹ đã nghiên cứu, chế tạo ra loại pin có thể dùng được 28.000 năm không cần sạc. -
Sáng chế robot cực nhỏ chạy bằng methanol có gì khác biệt
Trước đây các nhà nghiên cứu chế tạo ra các loại robot chạy bằng điện, pin mặt trời,…Nhưng mới đây nhóm các nhà khoa học của Đại học Nam California (Mỹ) đã sáng chế ra mẫu robot mới sử dụng nhiên liệu lỏng methanol -
Nghiên cứu chế tạo loại gạch thông minh có thể thành siêu tụ điện
Mới đây nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Washington ở St. Louis (WUSL) đã nghiên cứu chế tạo gạch thành siêu tụ điện, có thể sạc điện để cung cấp cho các thiết bị điện tử