Bị mắc thủy đậu nên thiết lập chế độ dinh dưỡng như nào?

10/31/2024 11:19:00 AM
Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh dễ lây lan, nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

 

Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh dễ lây lan, nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, phòng ngừa các biến chứng hãy bổ sung những loại thực phẩm sau.

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster (VZV) gây nên, khi bị nhiễm cơ thể sẽ gặp tình trạng nhiễm trùng ngoài da như các phát ban, mụn nước, phỏng rộp chứa đầy dịch mủ gây ngứa ngáy, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, chán ăn, nôn ói, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng, nổi mẩn ngứa màu đỏ khắp các vùng da gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lý của người bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào gồm trẻ em, người lớn, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, chưa tiêm đầy đủ vaccine ngừa bệnh thủy đậu, người có sức đề kháng kém,…

Chế độ ăn cho người mắc bệnh thủy đậu nhanh hồi phục

Khi chăm sóc người mắc bệnh thủy đậu nếu bổ sung dinhh dưỡng đúng cách, kiêng một số loại thực phẩm không có lợi cho quá trình hồi phục thì chỉ sau khoảng 5 ngày sau khi các mụn nước sẽ vỡ ra, đóng vảy, bong sạch trên da.

Uống nhiều nước

Những người đang mắc thủy đậu nên uống nhiều nước giúp cơ thể được thanh nhiệt, giải độc, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, cơ thể giảm mệt mỏi, nhanh hỏi bệnh hơn. Ngoài bổ sung nước lọc có thể uống thêm các loại nước nước ép rau củ, nước ép trái cây như: nước ép dưa chuột, nước ép táo, nước ép cà rốt, nước ép dưa hấu, nước ép ổi, nước ép lê,… Những loại nước ép này sẽ giúp cung cấp nhiều dưỡng chất, vitamin cho cơ thể từ đó nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.

Rau xanh, trái cây

Người mắc thủy đạu nên bổ sung các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin A, vitamin C, bio-flavonoid, canxi, kẽm, magie,… để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, nên bổ sung các loại loại rau củ như cà chua, đu đủ, cà rốt, bông cải xanh, rau bina, cải bắp, rau ngót, rau đay, cải ngọt, cải xoăn, rau cải mèo, xà lách, …

Thực phẩm giàu vitamin C

Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C trong thực đơn của người mắc thủy đậu sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, giảm viêm, chống lại vi khuẩn, virus Varicella Zoster. Các thực phẩm giàu vitamin C nên bổ sung gồm có khế ngọt, ớt chuông, cà rốt, ổi, bưởi, bông cải xanh, cải bó xôi, khoai tây, khoai lang, cam ngọt, quýt ngọt, lê, táo,…

Các loại cháo, súp, canh

Khi bị thủy đậu người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, sốt, cơ thể đau nhức,… Do vậy thời gian này nên cho người bệnh nên ăn các loại thức ăn mềm, thức ăn dạng lỏng, thức ăn dễ tiêu như cháo đậu đỏ, cháo đậu xanh, ý dĩ hay cháo gạo lứt, cháo rau củ, cháo thịt lợn, cháo chim bồ câu,…

Thực phẩm giàu sắt

Nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể. Các thực phẩm chứa nhiều sắt nên ăn khi bị thủy đậu như: thịt bò, thịt lợn, gan lợn, thịt gà, thịt vịt, thịt chim bồ câu, cá hồi, cá mòi, cá ngừ, trứng, bánh mì nguyên cám, các loại đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu lăng, đậu gà, cải bó xôi, củ cải bạc, bông cải xanh,…

Những thực phẩm người bệnh thủy đậu nên kiêng

Để tránh kích ứng da, da khó hồi phục, hạn chế sẹo trên da cần tránh ăn những loại thực phẩm sau:

Những thực phẩm tanh

Những thực phẩm tanh có thể làm tăng kích ứng trên da, tăng nguy cơ để lại sẹo trên da do đó cần kiêng các loại hải sản.

Các thực phẩm có tính cay nóng

Một số thực phẩm và gia vị có tính cay nóng như tỏi, hành, ớt, hạt tiêu, mù tạt, thịt chó, thịt ngan, quả vải, quả mận, quả nhãn, xoài, mít, các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ sẽ gây nóng trong người, tăng tiết mồ hôi, tăng nguy cơ viêm nhiễm và tăng triệu chứng ngứa rát da,…

Đồ ăn mặn

Nên hạn chế ăn mặn, chẳng hạn như các món kho, nấu cho nhiều muối, thịt khô gác bếp, xúc xích, đồ hộp, đồ khô, dưa cà muối...… vì nó có thể khiến cho cơ thể nhanh bị mất nước và tình trạng ngứa ngáy của bệnh nhân sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Uống sữa có thể làm tăng tiết dịch nhờn trên, tăng nguy cơ viêm nhiễm da.

Thực phẩm giòn, cứng

Nên hạn chế những thực phẩm giòn, cứng nếu người bị thủy đậu đang bị lở loét trên môi, miệng hoặc lưỡi. Những thực phẩm này có thể nặng thêm tình trạng lở loét, gây vỡ các bóng nước, làm tăng tình trạng lây lan các mụn nước, nguy cơ nhiễm trùng.

Thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh và sản phẩm đóng hộp chứa rất nhiều chất tạo màu, chất bảo quản và hóa chất gây hại cho sức khỏe không tốt cho quá trình hồi phục của cơ thể khi bị nhiễm thủy đậu

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Mắc bệnh sởi nên ăn gì, kiêng gì giúp cơ thể nhanh hồi phục

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc Rubella nhanh khỏi

Phân biệt bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu theo BYT

Phân biệt bệnh thủy đậu và đậu mùa

Dấu hiệu nhận biết sớm nhất bệnh thủy đậu

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác