Đề phòng bệnh thủy đậu khởi phát trong mùa đông xuân
Phân biệt bệnh thủy đậu với các bệnh khác
Bệnh khởi phát có sốt nhẹ (có khi sốt cao 39 – 40oC) và viêm đường hô hấp trên (chảy nước mũi), trẻ hay quấy khóc, ăn kém.
Thời kỳ toàn phát, ban xuất hiện khá nhanh, mới đầu là các nốt sẩn đỏ giống với ban của bệnh sởi, xuất hiện ở vùng da đầu, gáy, bụng, lưng, ngực. Sau vài giờ, các ban phát triển thành nốt phỏng rải rác khắp thân mình và tứ chi (trừ gan bàn chân, bàn tay, tính chất này để phân biệt với bệnh tay-chân-miệng).
Ban, nốt phỏng thủy đậu mọc hết đợt này đến đợt khác.
Đặc điểm của nốt phỏng thủy đậu là nước trong, rất nông, tròn hay bầu dục, có vòng đỏ bao quanh, một số nốt thủy đậu hơi lõm ở trung tâm. Nốt phỏng thủy đậu mọc không theo tuần tự, tính chất này để phân biệt với ban của bệnh sởi (ban của sởi mọc tuần tự, xuất phát từ gáy, lan ra mặt, cổ, xuống ngực, bụng, tứ chi và khi sởi bay cũng tuần tự như vậy).
Ban, nốt phỏng thủy đậu thì mọc hết đợt này đến đợt khác cách nhau khoảng từ 2-3 ngày, vì vậy, trên cùng một diện tích da, các ban mọc không cùng một lứa tuổi (có ban đỏ, có nốt phỏng nước, có nốt đã bong vảy).
Đặc điểm của thuỷ đậu là các nốt phỏng chỉ có một ngăn cho nên khi bị thủng là dịch chảy ra và xẹp ngay. Ngoài ngứa có thể nổt hạch ngoại biên như hạch nách, hạch bẹn, cổ… nhưng hạch chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi xẹp dần.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
Bội nhiễm thứ phát tại các tổn thương da
Khi nốt đậu bị vỡ hoặc trầy xước do bệnh nhân gãi, có thể gây viêm tấy, nhiễm khuẩn da gây viêm mủ da, chốc lở thậm chí gây viêm cầu thận cấp...
Viêm phổi thủy đậu
Ngoài ra, chứng viêm phổi do thủy đậu (mặc dù rất ít khi xảy ra), nhưng đã bị là rất nặng và khó điều trị.
Biến chứng viêm phổi từ bệnh thủy đậu
Tổn thương thần kinh trung ương
Đặc biệt, chứng viêm não do thủy đậu sẽ tạo thành các biến chứng: trẻ trở nên vật vã, quờ quạng chân tay, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê. Nhiều trường hợp có thể gây chết người nhanh chóng. Một số trẻ may mắn qua khỏi thì mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, động kinh...
Vì sao bệnh thủy đậu dễ lây lan
Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên.Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ do sức đề kháng còn non yếu.
Khi 1 người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi hoặc ho thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay.
Bệnh thủy đậu lây lan nhanh do khi hắt hơi hoặc ho các siêu vi theo nước bọt, nước mũi khuyếch tán trong không khíkhiến người khác hít phải
Ngoài ra, bệnh có thể lây gián tiếp qua những vật dụng sinh hoạt như quần áo, chăn, màn, đồ chơi, dụng cụ sinh hoạt của người bệnh, do vậy bệnh rất dễ lan rộng trong cộng đồng.
Phương pháp phòng bệnh thủy đậu lây lan trong cộng đồng
Mặc dù bệnh thủy đậu có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, nhưng hiện tại đã có biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh thủy đậu, đó là tiêm phòng vắc-xin. Trẻ có thể tiêm phòng sởi ở tháng thứ 9. Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và liều thứ 2 nên tiêm thêm cách liều thứ nhất 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 - 6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh và giảm việc mắc bệnh thuỷ đậu trở lại.
Ngoài ra cần thực hiện các phương pháp sau:
+ Phát hiện bệnh sớm và cách ly người bệnh.
+ Thời gian cách ly của người bệnh: nghỉ học, nghỉ làm 7 ngày từ lúc bắt đầu phát ban hay khi nốt rạ đã bong vảy.
+ Người bệnh cần được bố trí ở phòng riêng, sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng.
Tiêm vắc xin thủy đậu là phương pháp hiệu quả để phòng bệnh
+ Vệ sinh phòng ở của người bệnh (bàn ghế, tủ giường, đồ chơi…) hàng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B 2% sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đối với những đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng.
+ Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi cần tiếp xúc phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng...
Lời kết
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh thủy đậu. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như viêm cầu thận, viêm phổi, tổn thương hệ thần kinh trung ương...
Vì vậy, người dân cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường sống,không tiếp xúc với người bệnh, cách ly người bệnh từ 7 đến 10 ngày trước và sau khi khỏi bệnh...Đặc biệt cần đi tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ nhỏ từ đủ 12 tháng tuổi và tiêm nhắc lại theo quy định để phòng bệnh.
Hải Yến - Skcs.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Bổ sung men vi sinh cho trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột như thế nào
Men vi sinh đóng vai trò quan trọng cho hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Nhưng khi bổ sung men vi sinh cho trẻ như thế nào mới đúng, nên dùng trong bao lâu? -
Cách phòng ngừa mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu chúng ta biết cách xây dựng lối sống khoa học, bổ sung các chất dinh dưỡng đúng cách. -
Nguyên nhân gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân nào gây mất cân bằng hệ sinh đường ruột ở trẻ? -
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ có nguy hiểm không
Vi sinh vật đường ruột ở trẻ bị mất cân bằng gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ, nếu không được phát hiện sớm sẽ gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của trẻ. -
Lợi ích từ việc chỉnh nha sớm cho trẻ
Các chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa hiện nay đã khuyến cáo nên chỉnh nha cho trẻ ngay từ sớm. Bởi nó sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho trẻ về sau này. -
Cách bảo vệ trẻ khi đến công viên nước trong mùa hè
Công viên nước vào mùa hè là địa điểm lý tưởng của nhiều gia đình có trẻ nhỏ. Nhưng để bảo vệ sức khỏe, an toàn của trẻ nhỏ khi đến công việc các bậc cha mẹ hãy ghi nhớ những điều cực kỳ quan trọng sau đây. -
Cẩn trọng nhiễm trùng do nhọt ở trẻ mùa nắng nóng
Mùa hè nắng nóng nhiều trẻ gặp tình trạng nổi mụn nhọt trên da gây đau đớn, khó chịu. Nếu không biết cách chăm sóc sẽ dẫn đến nhiễm trùng gây nguy hiểm cho sức khở của trẻ nhỏ. -
Trị ho cho trẻ tránh những sai lầm khiến tình trạng nặng hơn
Thời tiết thay đổi thất thường khiến nhiều trẻ bị ho kéo dài. Nhằm giúp con trẻ giảm tình trạng ho nhiều các bậc cha mẹ áp dụng nhiều cách nhưng tình trạng ho vẫn không thuyên giảm thậm chí trở nên nặng hơn -
Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ nhỏ cần đặc biệt chú ý
Đột quỵ ở trẻ nhỏ được coi là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ nhỏ, thường chỉ xuất hiện ở một nhóm nguy cơ cao. Nhưng thời gian gần đây có một số trường bệnh nhi bị đột quy, nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng. -
8 loại thực phẩm khiến trẻ có nguy cơ bị dậy thì sớm
Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường dành những thực phẩm bổ dưỡng nhất, ngon nhất, giàu giá trị dinh dưỡng nhất cho con với mong muốn con khỏe mạnh, phát triển tốt. Nhưng 8 loại thực phẩm dưới đây khiến trẻ có nguy cơ dậy thì sớm cần đặc biệt lưu ý.