Mắc bệnh sởi nên ăn gì, kiêng gì giúp cơ thể nhanh hồi phục

10/28/2024 4:34:00 PM
Bệnh sởi là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp gây các triệu chứng như sốt cao, sổ mũi, phát ban khắp cơ thể. Để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục chế độ ăn uống đóng góp quan trọng trong việc đối phó với các triệu chứng của bệnh.

 

Bệnh sởi là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp gây các triệu chứng như sốt cao, sổ mũi, phát ban khắp cơ thể. Để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục chế độ ăn uống đóng góp quan trọng trong việc đối phó với các triệu chứng của bệnh.

Bệnh sởi là một trong những bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp do virus sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Các virus này sau khi xâm nhập vào cơ thể sau đó gây ra một số triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, ho khan, chảy nước mũi, phát ban trên da bắt đầu từ chân tóc và lan đến cổ, thân, tay chân, bàn chân và bàn tay, nổi các đốt trắng bên trong miệng, má và họng. Bệnh thường rất dễ lây, thường gặp nhất ở trẻ em và người có sức đề kháng kém.

Giúp người mắc bệnh sởi tăng cường sức đề kháng, cải thiện các triệu chứng bệnh cần bổ sung chế độ ăn giàu dinh dưỡng đặc biệt là các thực phẩm giàu sắt, kẽm, vitamin C, vitamin A,…

Những thực phẩm người mắc sởi nên ăn

Uống đủ nước

Khi bị sởi nên chú ý bổ sung đủ nước khoảng 8 ly nước, cùng với các chất lỏng khác như nước chanh pha loãng, nước cam, nước dừa, các loại trà thảo dược giúp giảm sốt, giảm ho, bù nước cho cơ thể,…

Thực phẩm giàu vitamin A

Nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, rau bina, rau lá xanh, dầu gan cá, khoai lang, bông cải xanh, ớt chuông vàng, ớt chuông xanh, đậu mắt đen, xoài, dưa lưới, mơ khô, nước ép cà chua, cá trích, cá thu, cá hồi, hàu, trai, cá tầm, tôm,… Vitamin A có trong các thực phẩm có tác dụng bảo tồn tính toàn vẹn của tế bào biểu mô, ngoài ra còn đóng vai trò trong tăng trưởng và tăng cường miễn dịch, giảm mức độ nặng của các biến chứng như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm phổi ở người mắc bệnh sởi.

Thực phẩm giàu protein

Nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu protein như phomai, sữa, trứng, các chế phẩm từ sữa, cá, thịt gà, thịt bò, cá chép, cá quả, cá ba sa, cá bông lau,… trong thực đơn giúp cung cấp kẽm, sắt cùng nhiều khoáng chất khác giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, chống lại virus sởi.

Thực phẩm có khả năng kháng sinh

Bổ sung các thực phẩm như gừng, hành, hẹ, tỏi, mật ong… bởi các loại thực phẩm này có khả năng kháng khuẩn, chống virus, tăng khả miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, phòng ngừa các biến chứng của bệnh sởi.

Thực phẩm giàu chất xơ

Nên bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ như các loại trái cây, rau củ quả sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, chống viêm, giảm ho, giảm chảy nước mũi bởi đây là nhóm thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất thiết yếu, chất chống oxy hóa nên có tác dụng củng cố hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn, virus cúm, virus sởi,… Các loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: rau muống, rau ngót, rau đay, cải ngọt, cải xoăn, rau cải mèo, xà lách, bắp cải, đậu Hà Lan, hành tây, táo, trái cây họ cam quýt, quả mọng, nho, dâu tây, việt quất, nam việt quất, mâm xôi, măng tây, hạt lanh, lúa mạch, yến mạch, đậu lăng, chuối,…

Thực phẩm giàu vitamin C

Các loại thực phẩm giàu vitamin C như kế, ớt chuông, cà rốt, ổi, bưởi, bông cải xanh, cải bó xôi, khoai tây, khoai lang, cam, quýt,…có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, chống lại dị ứng.

Thực phẩm giàu kẽm

Khi bị sởi nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, hạnh nhân, hạt điều, hạt lạc, đậu xanh nảy mầm,… giúp duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, làm vết thương trên da mau lành.

Những thực phẩm người mắc sởi nên kiêng

Thực phẩm dễ gây dị ứng

Khi bị sởi nên tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như nhộng ong, một số loại hải sản, nhộng tằm, tôm, cua, cá,… Bởi những người bị bệnh khi ăn các thực phẩm này dễ khiến các vết phát ban trên da trở nên nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm chứa nhiều muối

Ăn nhiều muối muối như: thịt nguội, xúc xích, dăm bông, thịt xông khói… các loại thực phẩm này dễ gây ra tình trạng phù nề có ảnh hưởng xấu đến hô hấp của người bệnh

Thực phẩm giàu chất béo

Thực phẩm giàu chất béo có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, không tốt cho quá trình hồi phục của người mắc bệnh sởi.

Cà phê, rượu bia, đồ uống có cồn

Cà phê, rượu, bia hay đồ uống có cồn là những thức uống nên tránh sử dụng trong quá trình điều trị bệnh.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Một số thực phẩm chứa nhiều đường như bánh mì, kẹo, bánh ngọt, mứt trái cây sẽ làm cho các triệu chứng của bệnh lâu khỏi hơn, giảm sức đề kháng của cơ thể

Chất phụ gia trong thực phẩm

Các chất phụ gia như hương liệu, chất tạo màu, chất thực phẩm,…. cần hạn chế ăn. Khi ăn nhiều các thực phẩm có chứa chất phụ gia sẽ khiến cho bệnh sởi trở nên nghiêm trọng hơn, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, suy giảm sức đề kháng.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc người mắc bệnh sởi

Tránh tiếp xúc với ánh sáng

Khi bị nhiễm virus sởi sẽ gây ra sự rối loạn hệ thống miễn dịch, làm cơ thể yếu hơn và gây co giãn đồng tử khiến mắt đau nhức và đổ ghèn nhiều do đó trong thời gian bị bệnh nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Thực hiện cách ly đúng cách

Để tránh lây nhiễm bệnh cho người xung quanh cần đeo khẩu trang, găng tay, rửa tay sạch sẽ, làm vệ sinh cá nhân cẩn thận trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, nên đi tiêm phòng sởi nếu trong già có người bị nhiễm. Chỉ nên tiếp xúc với bệnh nhân khi đã được tiêm phòng sởi

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Người bệnh sởi cần phải được vệ sinh răng miệng, thân thể sạch sẽ và giữ ấm cơ thể, bảo vệ cổ họng, súc miệng bằng nước muối pha loãng. Nên nhỏ mũi, mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) 3–4 lần một ngày. Nên lau dọn nhà cửa, phòng ốc và tiệt trùng đồ dùng cá nhân của người mắc bệnh thường xuyên.

Khi bệnh nhân sốt cao dùng thuốc hạ sốt paracetamol, kết hợp bù nước, điện giải qua đường uống. Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe trong quá trình điều trị, người thân cần báo ngay cho bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm amidan

Chế độ ăn rất tốt cho người bị viêm thanh quản

Priorix thuốc tiêm phòng bệnh bệnh sởi

Nguyên nhân bệnh sốt phát ban, các triệu chứng

Tiêm vắc-xin đầy đủ,đúng lịch để phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác