Bệnh tăng nhãn áp ở mèo nguyên nhân do đâu, cách điều trị
Bệnh tăng nhãn áp ở mèo là một bệnh lý mắt thoái hóa có thể ảnh hưởng đến mắt của mèo. Nguyên nhân nào gây bệnh tăng nhãn áp? Cách nhận biết và điều trị bệnh tăng nhãn áp ở mèo
Bệnh tăng nhãn áp ở mèo là gì?
Bệnh tăng nhãn áp ở mèo là một bệnh lý mắt thoái hóa có thể ảnh hưởng đến mắt gây ra sự mất dần dần của cảm giác thị giác. Đây là tình trạng dịch lỏng ở mắt không thể chảy ra ngoài được. Do không thể chảy ra ngoài được nên sự tích tụ của dịch lỏng này tạo ra áp lực lên dây thần kinh thị giác dẫn từ mắt đến não của mèo. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh tăng nhãn áp sẽ khiến mèo bị mù 1 bên mắt hoặc cả hai bên.
Bệnh tăng nhãn áp ở mèo có mấy loại
Bệnh tăng nhãn áp ở mèo có 2 loại gồm: tăng nhãn áp di truyền và tăng nhãn áp thứ cấp hoặc cấp tính
+ Tăng nhãn áp di truyền (tăng nhãn áp nguyên phát):
Tăng nhãn áp di truyền phổ biến ở một số giống mèo như: mèo Xiêm, mèo Ba Tư, mèo Miến Điện. Mèo mẹ bị tăng nhãn áp di truyền khiến mèo con có khả năng bị mắc bệnh là rất cao.
+ Tăng nhãn áp thứ cấp hoặc cấp tính:
Tăng nhãn áp thứ cấp hoặc cấp tính hay được gọi là các loại bệnh tăng nhãn áp khác. Khi mèo gặp phải các vấn đề về mặt như viêm màng bồ đào, tổn thương mắt, trật khớp ống kính, nhiễm trùng, có khối u trong mắt của mèo,…
Triệu chứng nhận biết mèo bị bệnh tăng nhãn áp
Khi mèo mắc bệnh tăng nhãn áp mèo sẽ có những triệu trứng điển hình dưới đây:
+ Mắt mèo bị đỏ, mắt đục
+ Mèo bị chảy nước mắt quá mức
+ Mắt mèo có dấu hiệu bị sưng
+ Mèo bị mất thị lực
+ Chán ăn
+ Mèo trở lên nhạy cảm ở mắt, vùng mắt
+ Xuất hiện mờ ở đồng tử, mống mắt
+ Mèo bị nhức đầu
+ Buồn nôn
+ Xuất hiện quầng sáng màu xanh quanh mống ắt
+ Dùng chân trước dụi mắt liên tục
+ Mèo ít đi lại vận động, dễ bị va đập vào đồ vật quanh nhà.
Nguyên nhân gây ra bệnh tăng nhãn áp ở mèo
+ Mèo bị tăng nhãn áp do tuổi già
+ Di truyền từ mèo bố mẹ
+ Do mèo bị viêm màng bồ đào
+ Mèo bị chảy máu nội nhãn
+ Mèo bị trật khớp trước ống kính trong mắt
+ Các khối u gây tắc nghẽn vật lý của góc mống mắt lâu dần
+ Mèo bị nhiễm trùng nội nhãn nghiêm trọng dẫn đến những mảnh nhỏ, mô sẹo chặn góc thoát nước gây ra tình trạng trên
+ Mèo bị hỏng ống kính mắt do chấn thương khiến protein trong ống kính rò rỉ vào mắt, gây viêm, sưng và tắc góc thoát nước.
Điều trị bệnh tăng nhãn áp ở mèo
Sau khi tiến hành thăm khám kiểm tra bao gồm: đo áp lực nhãn cầu, đánh giá dẫn lưu chất lỏng, siêu âm, chụp X-quang để đánh giá tình trạng và có hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mèo.
Bác sĩ thú y sẽ xem xét các phác đồ điều trị khác nhau thường bao gồm thuốc nhỏ mắt thường được sử dụng trong điều trị bệnh tăng nhãn áp, sử dụng Steroid và thuốc giảm đau theo toa để giúp mèo giảm áp lực, giảm đau
Một số trường hợp mèo sẽ được chỉ định phẫu thuật, thực hiện liệu pháp cyclocry. Phẫu thuật có tác dụng giúp điều chỉnh tế bào kiểm soát quá trình sản xuất chất lỏng trong mắt mèo
Trường hợp mèo bị tăng nhãn áp nghiêm trọng bác sĩ sẽ khuyến nghị loại bỏ nhãn cầu mèo để bảo đảm sức khỏe, tính mạng của mèo.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Hướng dẫn kỹ thuật tập bay cho chim yến con
Khác với chim yến con khi sinh sống trong môi trường tự nhiên được chim yến bố mẹ chăm sóc nên chúng sẽ sở hữu khả năng tập bay tốt hơn. -
Nuôi chim yến mang lại lợi ích, tác hại gì?
Nuôi chim yến không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi, hạn chế các loài sâu bệnh hại cây trồng đồng thời nuôi chim yến cũng đem lại nhiều tác hại không mong muốn. -
Vì sao chim yến con bị rơi khỏi tổ, giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
Tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến không hiếm gặp ở những nhà nuôi chim yến, giảm khả năng nhân đàn, ảnh hưởng đến chim yến bố mẹ. Nguyên nhân nào gây tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến, cách khắc phục như thế nào? -
Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
Nhiều nơi để tăng số lượng đàn chim yến thường sử dụng phương pháp ấp trứng chim yến bằng máy thay vì để chim yến bố mẹ nuôi dưỡng. -
Vệ sinh nhà nuôi yến những lưu ý quan trọng cần nhớ
Dọn dẹp vệ sinh nhà nuôi yến không chỉ giúp tạo môi trường sống sạch sẽ cho chim yến mà còn ngăn ngừa hiệu quả vi khuẩn, nấm mốc phát triển. -
Cách xử lý nấm mốc trên ván gỗ nhà nuôi yến cực hiệu quả
Những thanh ván gỗ nhà nuôi chim yến bị nấm mốc phát triển gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi chim yến. Bởi trong quá trình xử lý nấm mốc người nguôi không biết cách xử lý đúng sẽ khiến thay đổi môi trường sống, chim yến bỏ đi. -
Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến
Thằn lằn, tắc kè khi bò vào trong nhà nuôi chim yến chúng sẽ ăn cắp trứng, cắn chết chim yến con gây thiệt hại lớn cho người nuôi chim yến. Làm thế nào để phòng trừ tắc kè, thằn lằn cho nhà nuôi chim yến hiệu quả -
Bí quyết đuổi chuột khi nuôi chim yến hiệu quả nhất
Chuột là một trong những loài động vật gây hại cho chim yến, chúng không chỉ phá hoại tổ yến mà còn khiến chim yến bỏ đi nơi khác an toàn hơn để sinh sống gây thiệt hại cho người nuôi yến. -
Thời điểm thu hoạch tổ yến, cách lấy tổ yến đúng chuẩn
Tổ chim yến chứa nhiều dưỡng chất quý giá tốt cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình khai thác tổ yến nhiều người nuôi yến chưa biết cách thu hoạch tổ yến đúng khiến chất lượng tổ yến bị ảnh hưởng, năng suất không cao. -
Cách lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến đúng chuẩn
Lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định việc yến có vào sinh sống lâu dài hay không?