Xuất hiện bướm 'thần chết' mặt đầu lâu di cư từ châu Âu sang Việt Nam
Ảnh hưởng từ khí thải, môi trường… dẫn đến những thay đổi thời tiết bất thường tại các châu lục. Không chỉ vậy, việc thay đổi thời tiết cũng gây ảnh hưởng đến các loài côn trùng trong tự nhiên. Vừa qua tại Huế đã xuất hiện một loại côn trùng lạ chỉ có ở Châu Âu mang tên bướm “thần chết” mặt đầu lâu.
Ông Dương Tuấn Anh (Giám đốc VNPT Thừa Thiên- Huế) chia sẻ vừa bắt được một chú bướm lạ, lạc vào nhà, Sau khi tra thông tin khoa học ông mới biết đây là loài bướm 'thần chết' có xuất xứ từ châu Âu.
Trước đó, trong khi chăm bón vườn ngày cuối tuần (thứ bảy, 27/5), ông Tuấn Anh đã phát hiện một con bướm có hình thù và màu sắc rất lạ. Trên lưng bướm có một hình đầu lâu, nhìn xa trông giống như gương mặt của một chú chó.
Điều kỳ lạ là loài bướm này, khi chạm vào cơ thể nó phát ra tiếng kêu nghe như gào thét. Thấy lạ, ông đã nhốt lại "nuôi" và đưa hình ảnh lên facebook để tham khảo bạn bè. Dựa vào các trang thông tin khoa học, ông mới biết đây là loài bướm kỳ lạ trong thế giới côn trùng có tên là bướm "thần chết” hay bướm "đầu lâu", loài bướm phổ biến ở châu Âu.
Bướm đầu lâu có mặt khắp châu Âu, nơi mỗi độ hè về chúng lại từ châu Phi bay sang để sinh sản. Người ta thường gặp chúng không xa những cánh đồng khoai tây vì khi nở ra, ấu trùng của chúng (dưới dạng sâu róm) rất thích ăn lá cây này.
Khi ấu trùng lột xác thành bướm, thân chúng dài từ 4,6 đến 6cm, sải cánh khi căng ra dài tới 12cm. Khác các loài bướm khác, chúng có một chiếc vòi ngắn. Chúng không đậu trên hoa hút nhuỵ, mà thường “ăn cắp” mật đã luyện sẵn từ các đõ ong.
Theo trang tin khoa học của Nga (Globalscience.ru), loài bướm này trong cổ họng có một cơ quan đặc biệt, trong môi có một màng cứng bằng sừng (chitin) rung lên thành tiếng khi không khí đi qua. Âm thanh bướm đầu lâu phát ra khá lớn, nghe tựa như tiếng người gào thét.
Theo các nhà sinh vật học, bướm “thần chết” xuất hiện ở Huế có thể do những biến đổi về thời tiết và khí hậu. Đặc biệt, là tuần qua lần đầu tiên tại Huế xuất hiện mưa dầm và se lạnh giữa mùa hè.
Suckhoecuocsong.vn (Theo Thanhnien.vn)
Các tin khác
-
Lợi ích bất ngờ của chó mèo đối với trẻ nhỏ
Chó mèo không chỉ giúp trẻ nhỏ quan tâm đến mọi người xung quanh, dạy trẻ nhiều kỹ năng sống mà còn là một người bạn đồng hành tuyệt vời trong những năm tháng lớn khôn, trưởng thành. -
Lợi ích bất ngờ của cho mèo đối với người già
Những người cao tuổi luôn đối mặt với sự cô đơn, tuổi già hay những sự thay đổi lớn của cuộc sống như nghỉ hưu, mất đi người thân yêu, thay đổi cơ thể do tuổi tác cao do đó chó mèo đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe cũng như tâm trạng của người cao tuổi. -
Chó mèo mang lại lợi ích gì cho người độc thân
Khi nuôi chó mèo không chỉ giúp những người độc thân cảm thấy vui vẻ, bớt cô đơn, cuộc sống bớt trống chải hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. -
Vì sao Linh cẩu loài vật máu lạnh, tàn nhẫn lại vô cùng thông minh
Trong thế giới tự nhiên tại sao không phải gấu, sư tử, hổ, báo, chó sói là loài động vật máu lạnh mà lại là linh cẩu. Vì sao loài động vật này lại bị ghét đến vậy, hãy cùng tìm hiểu. -
Dịch Covid-19 khiến hơn 1.000 con voi tại Thái Lan thiếu thức ăn, phải đi xin ăn
Hơn 1.000 con voi được thuần hóa trong số 3.800 con voi của Thái Lan mất việc, thiếu thức ăn đứng trước nguy cơ phải đi theo chủ ăn xin hoặc vào rừng chở gỗ lậu vì dịch Covid-19 -
Tại sao đầu chim gõ kiến không bị làm sao khi mổ liên tục vào cây?
Nếu chẳng may vô tình bạn bị va đầu vào tường, giường, cây cối cũng đã khiến chúng ta cảm thấy hoa mắt chóng mặt. Nhưng tại sao chim gõ kiến gõ vào thân cây liên tục đầu của chúng lại không gặp vấn đề gì? -
Rắn có bị chết bởi nọc độc của chính nó hay không?
Nọc độc rắn vô cùng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người và các loài động vật khác rất nhanh nếu không được chữa trị. -
Cá sấu có thể hạ gục con mồi lớn vì sao?
Những loài động vật như: linh dương, trâu rừng, chim, động vật có vú thậm chí cả sư tử đều khó lòng thoát khỏi sự tấn công của cá sấu. Vậy tại sao cá sấu có thể hạ ngục được những con mồi to lớn và nguy hiểm một cách dễ dàng đến vậy? -
Tại sao cá sấu có thể nhịn ăn hàng tháng trời
Nhưng với một con cá sấu trưởng thành chúng có thể nhịn không ăn gì từ 3-4 tháng liền mà không cảm thấy đói thậm chí có một số trường hợp ghi nhận có những con cá sấu có thể sống sót cả năm trời mà không cần ăn uống gì. -
Tại sao cá sấu lại sợ hà mã?
Hà mã có vẻ ngoài hiền lành, cục mình tưởng chừng không có gì đáng sợ nhưng kể cả loài cá sấu hung dữ đến như vậy mà cũng phải sợ hà mã. Vậy tại sao cá sấu lại sợ hà mã?