Vòng tay phát hiện phơi nhiễm bụi, ô nhiễm
Ô nhiễm không khí khiến sức khỏe của nhiều người bị ảnh hưởng nhất là đối với trẻ em và người cao tuổi. Việc đo lường mức độ phơi nhiễm cá nhân với không khí vẫn còn khó khăn. Mới đây các nhà khoa học đã chế tạo thành công một công cụ lấy mẫu ô nhiễm không khí có thể đeo cổ tay mang tên Fresh Air.
Người chế tạo ra chiếc vòng tay đeo cổ tay Fresh Air giám sát ô nhiễm không khí này là nữ Tiến sĩ Krystal Pollitt, Trường Đại học Yale, Mỹ. Trong quá trình thử nghiệm ban đầu của chiếc vòng tay kết quả thử nghiệm cho thấy thiết bị đã thu thập và tích lũy phân tử ô nhiễm không khí một cách đáng tin cậy theo thời gian.
Trước đó chiếc vòng đeo cổ tay được thiết kế để phát hiện các chất gây ô nhiễm không khí. Nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang lây lan ở nhiều quốc gia trên thế giới, tỷ lệ người thiệt mạng do mắc Covid-19 vẫn tiếp tục tăng chưa có dấu hiệu được kiểm soát. Tiến sĩ Krystal Pollitt cùng các cộng sự của mình đang khám phá công dụng tiềm năng của nó trong việc theo dõi phơi nhiễm với các mầm bệnh của virus corona trong không khí. Hiện tại cô đang làm việc với hai nhà khoa học khác tiến hành kiểm tra thực địa về khả năng phát hiện bệnh Covid-19 của dây đeo cổ tay tại Bệnh viện Yale New Haven.
Cấu tạo bên trong chiếc vòng tay đo ô nhiễm không khí
Bên ngoài của chiếc vòng tay đo ô nhiễm không khí sẽ giống như một chiếc đồng hồ đeo tay thời trang với bộ lấy mẫu không khí bằng nhựa có kích thước chiếm ¼ mặt đồng hồ thông thường. Mở nắp sẽ thấy bên trong có một miếng bọt nhỏ được phủ hợp chất hóa học (triethanolamine) phản ứng với nitơ dioxide, một chất gây ô nhiễm không khí.
Thiết bị này cũng chứa một thanh hấp thụ nhỏ làm từ polydimethylsiloxane để thu thập các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi được tìm thấy trong thuốc trừ sâu, thuốc lá và hydrocarbon được tìm thấy trong khí thải xe hơi, khói thuốc lá, khói cháy rừng và khói nấu ăn. Vòng đeo tay Fresh Air đặc biệt tốt trong việc thu giữ các hợp chất phân tử nặng và lưu giữ chúng trong nhiều ngày.
Ngoài ra, thiết bị đeo tay này có thể dễ dàng chèn và tháo miếng đệm lấy mẫu và thanh hấp thụ trong vòng đeo tay, đặc biệt là khi kiểm tra mức phơi nhiễm cá nhân theo thời gian. Khi các mẫu được thu thập, các vật liệu này được đặt trong lọ thủy tinh màu hổ phách kín khí để bảo quản cho đến khi phân tích hóa học. Thay vì trích xuất các mẫu bằng dung môi trong phòng thí nghiệm, Tiến sĩ Pollitt cho biết thiết bị của cô cho phép phân tích nhanh hơn và dễ dàng hơn bằng phương pháp quang phổ để có được hồ sơ hóa học chi tiết về phơi nhiễm hóa chất của một người.
Trẻ em gái có mức độ phơi nhiễm chất ô nhiễm cao hơn con trai
Nhưng trong nghiên cứu được công bố gần đây đăng tải trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường, Tiến sĩ Pollitt và một nhóm sinh viên tốt nghiệp trường Yale đã sử dụng vòng tay này để điều tra phơi nhiễm chất ô nhiễm không khí ở một nhóm trẻ em trong độ tuổi đi học ở Springfield, Massachusetts. Trong thử nghiệm quy mô lớn đầu tiên của thiết bị này, chiếc vòng tay đã phát hiện mức độ phơi nhiễm với pyrene, nitơ dioxide và các chất ô nhiễm khác ở trẻ em bị hen suyễn.
Trong cuộc thử nghiệm này, có 33 trẻ em ở độ tuổi 12 và 13 đã đeo vòng cổ tay trong năm ngày, chỉ cởi chúng ra vào ban đêm và để cạnh giường. Những người tham gia chủ yếu là bé gái, chiếm 69% và 1/3 trong số đó được các bác sĩ chẩn đoán bị hen suyễn.
Những phát hiện chính của cuộc thử nghiệm bao gồm:
+ Con gái có mức độ phơi nhiễm chất ô nhiễm cao hơn con trai. Trẻ em bị hen suyễn đã tăng phơi nhiễm với pyrene và acenapthylene, có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về hô hấp.
+ Trẻ em trong nhà sử dụng bếp có thông gió có mức độ phơi nhiễm nitơ dioxide thấp hơn so với nhà không có thông gió.
+ Trẻ em sống trong những ngôi nhà có bếp gas đã tăng tiếp xúc với một số chất ô nhiễm so với những trẻ có bếp điện.
+ Trẻ em đi bằng ô tô đến trường tăng mức hydrocarbon thơm so với các bạn cùng lứa đi bộ hoặc đi bằng xe buýt.
Nhóm nghiên cứu đã mở rộng thử nghiệm trên toàn cầu và hiện đang sử dụng hàng trăm vòng đeo tay Fresh Air để tìm hiểu phơi nhiễm hóa chất ở phụ nữ mang thai, người cao niên và nhân khẩu ở các quốc gia khác.
Hiện tại tiến sĩ Pollitt đang nộp đơn xin cấp bằng sáng chế. Các sinh viên từ nhóm nghiên cứu của cô đang thành lập một công ty khởi nghiệp để đưa sản phẩm ra thị trường trong thời gian sớm nhất.
Tiến sĩ Pollitt cũng chia sẻ thêm: "Chúng tôi thấy vòng tay Fresh Air là một công cụ quan trọng trong các nghiên cứu dịch tễ học trong tương lai. Nó có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về hồ sơ phơi nhiễm của một cá nhân và được nhân rộng để thu thập dữ liệu trên các quần thể dân cư rộng lớn. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các yếu tố rủi ro môi trường đối với bệnh tật"
Suckhoecuocsong.vn/Theo Nhân dân
Các tin khác
-
Malaysia nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng xịt mũi hoặc uống
Rất nhiều người không được tiêm vaccine ngừa Covid-19 do sợ kim tiêm do đó các nhà nghiên cứu tại Malaysia đã nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng uống hoặc xịt mũi -
Phát triển thiết bị phân tích chất lượng nước sinh hoạt bằng giấy
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Công giáo Louvain (UCLouvain) đã nghiên cứu, phát triển một thiết bị phân tích được chất lượng nước bằng giấy. -
Phát triển vật liệu in 3D có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Loại vật liệu in 3D đầu tiên trên thế giới được nghiên cứu và phát triển có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trên bề mặt trong vòng 20 phút, giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. -
Chế tạo robot lỏng hoạt động liên tục không cần pin, nguồn điện
Nhóm các nhà nghiên cứu Khoa Năng lượng thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (LBNL) và Đại học Massachusetts Amherst đã chế tạo một loại robot lỏng hoạt động liên tục không cần điện. -
Phát triển loại thép không gỉ có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Các nhà nghiên cứu tại Hồng Kông đã nghiên cứu phát triển một loại thép không gỉ có khả năng tiêu tiệt SARS-CoV-2 trong vài giờ giúp hạn chế sự lây lan virus ở các khu vực công cộng, thang máy, tay nắm cửa,… -
Nhật Bản phát minh loại khẩu trang phát hiện được Covid-19
Nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học tỉnh Kyoto (KPU), nằm ở phía tây Nhật Bản đã nghiên cứu phát minh ra một loại khẩu trang không những ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19 mà còn có khả năng phát hiện nếu tiếp xúc với SARS-CoV-2 -
Sáng chế loại kẹo cao su giúp giảm lây nhiễm Covid-19
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã sáng chế một loại kẹo cao su mới có khả năng giúp bẫy virus SARS-CoV-2, từ đó giảm các ca lây nhiễm Covid-19. -
Mũ cách ly di động phòng chống dịch Covid-19 lợi hại như thế nào?
"Mũ cách ly" di động Vihelm của 3 bạn trẻ Việt Nam được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới vinh danh, trao danh hiệu Đại sứ trẻ Sở hữu trí tuệ. Vậy sáng chế “chiếc mũ cách ly di động” này có điểm gì đặc biệt trong việc phòng chống dịch Covid-19 hiện nay? -
Trung Quốc phát triển robot tí hon chở thuốc đến tiêu diệt tế bào ung thư
Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí ACS Nano cho biết, các nhà khoa học Trung Quốc phát triển robot động vật in 3D có thể di chuyển trong mạch máu, mang theo hạt nano thuốc và tự động phun ra khi đến đích. -
Nghiên cứu phát triển biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion
Bã cà phê không chỉ sử dụng để chăm sóc da, làm đẹp, khử mùi ẩm mốc, phân bón,…mà các nhà nghiên cứu tại Indonesia đã phát triển phương pháp biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion.