Vai trò quan trọng của nước đối với cơ thể và những dấu hiệu thiếu nước
Nước là một trong 6 loại dinh dưỡng lớn cần thiết cho cơ thể người, nhu cầu của người về nước chỉ đứng sau nhu cầu về không khí. Sự trao đổi nước trong cơ thể rất nhanh, nước thải ra và hấp thu trong 1 ngày chiếm 1/2 tổng số nước ngoại dịch tế bào, mà người lớn chỉ chiếm 1/7.
Nước có những công năng quan trọng dưới đây:
- Nước là thành phần cấu thành của tế bào cơ thể người, trong máu và dịch limpha hàm lượng nước nhiều nhất.
- Chuyên chở đầy đủ ôxy, chất dinh dưỡng nuôi tế bào.
- Chuyển hóa thực phẩm thành các năng lượng cần thiết cho cơ thể. Nước tham gia trao đổi chất trong cơ thể người và đem sản vật trao đổi thải ra ngoài cơ thể theo nước tiểu.
- Giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
- Loại bỏ các độc tố, chất thừa ra khỏi cơ thể.
- Giảm bớt căng thẳng, stress, xua tan mệt mỏi.
- Bảo vệ khớp xương tránh viêm sưng, đau nhức
- Nước có thể điều tiết lượng thể dịch, và giúp cho tản nhiệt.
- Nuôi dưỡng làn da có thể chữa được các vết da khô, nứt, dưỡng ẩm cho da.
Không uống đủ nước sẽ dẫn tới:
- Cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ…
- Ít tiểu tiện, táo bón vì không đủ nước để làm mềm chất thải tiêu hóa thức ăn.
- Da khô, nổi mụn trứng cá.
- Nhức đầu, chóng mặt, cơ thể uể oải
Nghiêm trọng hơn nếu cơ thể thiếu nước trầm trọng dẫn tới giảm huyết áp, tim đập nhanh, da, niêm mạc khô, không đổ mồ hôi, mắt sưng, tiểu tiện ít…
Thời điểm nên uống nước
Do tính chất công việc, do chủ quan nên chúng ta thường không để ý đến việc phải cung cấp nước cho cơ thể. Bạn không nên để khát rồi mới uống. Hãy quy định giờ uống nước để đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp nước đầy đủ. Có rất nhiều thời điểm uống nước tốt:
Sáng thức giấc: Uống một cốc nước to để làm sạch dạ dày
Khoảng 9-10h sáng: Uống nước sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, bớt căng thẳng và giảm cơn đói.
Sau mỗi lần đi vệ sinh: Uống nước để bổ sung lượng nước vừa mất đi trong cơ thể.
Uống trước hoặc sau khi ăn khoảng 30′: uống nước rất tốt cho việc tiêu hóa thức ăn.
Việc uống nước có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Các chuyên gia khuyên bạn uống 6-8 cốc mỗi ngày (tương đương khoảng 2l nước).
Lưu ý khi sử dụng nguồn nước
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước luôn cảnh báo việc ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân nếu như không sử dụng đúng nguồn nước bảo đảm chất lượng. Hiện nay, để thực hiện điều này, thì việc sử dụng nước ion kiềm giàu hydro đang là xu thế chung của toàn Thế giới. Nguyên nhân gây ra bệnh tật chính là sự xuất hiện của gốc tự do do quá trình oxy hóa trong cơ thể. Do đó để tránh bệnh tật thì việc trung hòa lượng axit trong cơ thể, đưa cơ thể vào môi trường có tính kiềm là phương án được các nhà khoa học, chuyên gia đưa ra để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng hiện nay.
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)
Các tin khác
-
Top 6 loại thực phẩm giúp thải độc gan, tăng cường miễn dịch
Những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng dưới đây không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp thải độc gan, bảo vệ gan, tăng cường hệ miễn dịch thậm chí còn giúp đẩy lùi ung thư. -
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột.