Uống nước ép trái cây nên nhớ 4 nên, 8 tránh
Nước ép trái cây chứa nhiều giá trị dinh dưỡng rất tôt cho sức khỏe nhưng nếu uống sai cách có thể gây phản tác dụng, gây hại cho cơ thể. Để nhận tối đa lợi ích nước ép trái cây mang lại hãy nhớ 4 nên, 8 tránh khi uống nước loại nước bổ dưỡng này.
Trái cây từ lâu được biết đến là một trong những thực phẩm tự nhiên lành mạnh chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất cùng các hợp chất thực vật có lợi khác. Do vậy khi uống nước ép trái cây đúng cách sẽ mang lại cho chúng ta vô vàn lợi ích sức khỏe như: cung cấp năng lượng cho cơ thể, ngủ ngon hơn, sống lâu hơn, thải độc cơ thể, chống lại tình trạng mất nước, giảm cân, khắc phục tình trạng khó tiêu, phòng ngừa ung thư, nước ép việt quất phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu,...
Tuy nhiên, uống nước ép trái cây cũng cần đúng cách mới có thể tận dụng được tối đa lợi ích, dinh dưỡng mang lại. Một số người khi uống nước ép mắc phải một số sai lầm không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn lãng phí nguồn dinh dưỡng quý giá.
4 điều nên làm khi uống nước ép trái cây
Chú ý đến số lượng trái cây dùng làm nước ép
Trái cây chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin B6, , vitamin K, vitamin E, cùng nhiều khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe con người nhưng nếu chúng ta tiêu thụ quá nhiều cũng không có lợi, thậm chí có thể gây tình trạng béo phì, thừa cân, đường huyết tăng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người lớn nên tiêu thụ 2 - 3 khẩu phần trái cây mỗi ngày (cỡ khoảng 2 - 3 nắm tay). Do vậy khi sử dụng trái cây làm nước ép nên đo lượng trái cây thêm vào. Ngoài ra, nên chọn các loại trái cây ít ngọt, chứa hàm lượng đường thấp và hạn chế thêm đường khi chế biến nước ép trái cây để đảm bảo sức khỏe tránh gây tăng cân.
Thời điểm tốt nhất để uống nước ép trái cây
Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng nên có thể sử dụng vào nhiều thời điểm trong ngày nhưng để nước ép trái cây phát huy được hiệu quả tốt nhất chúng nên uống vào buổi sáng. Tuy nhiên, để tránh gây ảnh hưởng đến dạ dày, hệ tiêu hóa chúng ta nên ăn lót dạ hoặc ăn sáng trước khi uống, tuyệt đối không uống nước ép khi bụng rỗng. Ngoài ra, không nên uống nước ép trái cây sau 8 giờ tối để tránh gây gánh nặng cho dạ dày, hệ tiêu hóa.
Chỉ nên uống nước ép trong thời gian tối đa 2 giờ sau khi ép xong, không nên uống nước ép qua đêm, ngay cả khi đóng nắp kín và bảo quản trong tủ lạnh.
Lựa chọn loại quả thích hợp, hạn chế thêm đường
Cơ thể hấp thụ nhiều đường từ nước ép trái cây sẽ không tốt cho sức khỏe, tăng cân. Do vậy khi lựa chọn các loại trái cây làm nước ép chúng ta nên lựa chọn các loại trái cây ít đường, hạn chế tối đa thêm đường, mật ong hay các chất tạo ngọt khác vào trong ly nước ép.
Bổ sung chất đạm, chất xơ hợp lý khi uống nước ép trái cây
Nước trái cây sau khi vào cơ thể sẽ được hấp thụ nhanh chóng, có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột, khiến chúng ta dễ buồn ngủ. Vì vậy nên bổ sung thêm chất đạm như sữa chua, yến mạch, bột protein… để tăng thêm hương vị, cân bằng dinh dưỡng.
8 điều cần tránh khi uống nước ép trái cây
Nhằm tận dụng tối đa dinh dưỡng từ nước ép trái cây, tránh gây hại cho sức khỏe, hãy nhớ 8 điều cần tránh khi dùng loại đồ uống này:
Không hâm nóng nước ép trái cây
Khá nhiều người vào mùa lạnh khi uống nước trái cây có thói quen hâm nóng để dễ uống hơn. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin C trong nước trái cây dễ bị biến chất, bay hơi khi gặp phải nhiệt độ cao, nước trái cây bị biến đổi hương vị theo hướng tiêu cực.
Uống quá nhiều nước ép, dùng thay thế trái cây tươi
Nước ép trái cây không mang đến giá trị dinh dưỡng cao như khi ăn trực tiếp do loại trái cây sẽ bị mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng khi bị ép thành nước. Trong quá trình ép các loại trái cây chúng ta có xu hướng loại bỏ vỏ hoặc thịt của nó, chỉ lấy phần nước ép nguyên chất. Ngoài ra, khi bạn lọc chúng để loại bỏ phần bã, các sợi như tép cam, quýt... bị bỏ đi một cách lãng phí, như vậy toàn bộ chất xơ có trong trái cây đã bị bỏ đi hoàn toàn.
Pha nước ép trái cây với một số đồ uống khác
Theo sở thích nhiều người có thói quen pha trộn với một số loại đồ uống khác nhằm tăng hương vị. Nhưng việc pha trộn dễ gây rối loại tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng thậm chí bị ngộ độc.
Dùng thìa kim loại khuấy nước ép trái cây
Khuấy nước trái cây bằng thìa kim loại cũng làm giảm dinh dưỡng. Thói quen này dẫn đến phản ứng hóa học giữa kim loại và các vitamin, khoáng chất, đặc biệt sẽ làm phân hủy nhiều loại vitamin mà chủ yếu là vitamin C.
Ép nhiều một lúc để tủ lạnh uống dần
Thói quen ép nước hoa quả bỏ tủ lạnh để uống dần, nhằm tiết kiệm thời gian, tiện lợi. Điều này làm cho chất dinh dưỡng trong hoa quả bị thay đổi tuyến tính, giảm bớt tác dụng hoặc có thể gây rối loạn tiêu hoá, đau bụng. Một số loại nước hoa quả để vài giờ trong tủ lạnh sẽ dễ bị mất chất, thậm chí còn xuất hiện vị đắng.
Uống cùng với thuốc tây
Việc dùng luôn nước hoa quả hoặc nước ép trái cây để uống thuốc tây, vừa uống thuốc tây xong liền uống nước ép trái cây để giảm vị đắng trong miệng là thói quen của khá nhiều người. Nhưng các loại thức uống trái cây như nước cam, nước táo, bưởi hay dứa… có thể làm giảm sự hấp thu của một số loại thuốc tây, khi kết hợp với các loại trái cây khiến cho chất sinh học ở ruột đảm nhận việc chuyển vận thuốc vào máu không thể hoạt động
Pha nước ép trái cây với sữa
Để tạo thêm sự hấp dẫn cho nước ép trái cây nhiều người thường pha thêm với sữa. Nhưng hàm lượng axit tartaric có trong nước ép trái cây sẽ phản ứng với protrin có trong sữa từ đó gây trở ngại cho quá trình hấp thụ của cơ thể, gây ra triệu chứng đau bụng, buồn nôn ở những người dạ dày kém, đau dạ dày. Để bảo vệ dạ dày, bảo vệ tốt cho hệ tiêu hóa không nên uống sữa và nước ép trái cây chung hoặc quá gần nhau mà hãy uống cách nhau ít nhất khoảng 30 phút.
Uống nước ép trước khi đi ngủ
Tuyệt đối không nên uống nước trái cây trước khi đi ngủ do đường fructose tự nhiên của nước ép trái cây ảnh hưởng đến mức insulin và có thể dẫn đến tăng cân, béo phì, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ thậm chí bị đầy hơi hoặc ợ nóng. Nếu chúng ta đang giảm cân hãy tránh uống nước trái cây ngay trước khi đi ng
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.