Top 5 loài lợn kỳ lạ nhất thế giới

2/21/2019 4:21:59 PM
Thế giới tự nhiên có vô vàn điều kỳ thú và lạ lẫm xin giới thiệu 5 loại lợn kỳ lạ nhất thế giới, trong đó, có một loại lợn cực kỳ chung tình, chỉ có một bạn tình duy nhất trong đời, loài lợn có đôi tai thỏ. Lợn có răng nanh cong vút như hai chiếc ngà, dài cả gang tay

 

Thế giới tự nhiên có vô vàn điều kỳ thú và lạ lẫm xin giới thiệu 5 loại lợn kỳ lạ nhất thế giới, trong đó, có một loại lợn cực kỳ chung tình, chỉ có một bạn tình duy nhất trong đời, loài lợn có đôi tai thỏ. Lợn có răng nanh cong vút như hai chiếc ngà, dài cả gang tay

Trông xa thì tưởng là cừu, tới gần hoá ra là lợn đích thực. Lợn có vòi. Lợn có đôi tai thỏ. Lợn có răng nanh cong vút như hai chiếc ngà, dài cả gang tay…Xin giới thiệu 5 loại lợn kỳ lạ nhất thế giới, trong đó, có một loại lợn cực kỳ chung tình, chỉ có một bạn tình duy nhất trong đời.

Lợn biển Amazon

Lợn biển Amazon (tên khoa học Trichechus inunguis) làloài động vật có vú trong họ Trichechidae, bộ Sirenia. Chúng sống trong môi trường sống nước ngọt của lưu vực sông Amazon ở Brasil, Peru, Colombia, Ecuador, Guyana, và Venezuela. Mặc dù vậy, người ta ước tính, nếu mức độ khai thác hiện nay như ở Ecuador, nó sẽ biến mất trong vòng 10-15 năm.

Hiện nay, trên thế giới, ghi nhận có 3 loài lợn biển: lợn biển Amazon, lợn biển Tây Ấn và lợn biển Tây Phi. Trong đó:Lợn biển Amazon có tên loài là Trichechus inunguis. Chúng đang trong tình trạng rất nguy cấp. Loài này sống chủ yếu ở biển, sông, đầm lầy.Được biết, lợn biển đã xuất hiện cách đây 50 triệu năm trước. Lợn biển Tây Ấn có tên loài là Trichechus manatus đang trình trạng sắp nguy cấp. Chúng cũng sống tại biển, sông, đầm lầy.Lợn biển Tây Phi có tên loài là Trichechus senegalensis, đang trong tình trạng sắp nguy cấp và sống tại biển, sông, đầm lầy.Ngoài ra, lợn biển lại là anh em họ hàng con chú, con bác với... voi và thỏ đá - loài động vật sống trên cạn.

 Lợn biểnTây Phi có màu màu xám hoặc xám nâu, da dày, nhăn nheo và gần như không có lông, nhưng có "râu" xung quanh miệng.Con cái thường lớn hơn so với con đực, có thể nặng từ 360–540 kg (790 đến 1,190 lb). Không giống như lợn biển Tây Ấn, nó thiếu móng trên đầu của hầu hết các chân chèo.

Lợn biển là động vật ăn thực vật và sống hoàn toàn dưới nước, chỉ ngoi lên mặt nước khi cần thở. Chúng sống đơn độc hoặc thành một nhóm nhỏ từ 4-8 cá thể. Mặc dù sống chung với cá mập và cá sấu, nhưng lợn biển chỉ có kẻ thù là con người.Sở thích của lợn biển là bơi lội tung tăng ở vùng biển nhiệt đới. Vì thế, dù trông béo núng nính nhưng cơ thể chúng rất săn chắc và không bao giờ có mỡ thừa.

Đây là một loài động vật ăn chay nên món khoái khẩu của lợn biển chỉ có thể là cây cỏ. Do dạ dày phải hoạt động để tiêu hóa những loại thực vật dai nhất nên bụng của chúng đã chiếm tới 20% trọng lượng cơ thể.Có câu nói: "Việc gì chúng cũng tệ, chỉ giỏi mỗi việc ăn". Quả đúng như vậy, mỗi ngày lợn biển có thể nhét đầy mồm miệng lượng thức ăn lớn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể. Nôm na như thế này, một con lợn biển nửa tấn có thể ăn hết nửa tạ cây cỏ.

Trong suốt cuộc đời, lợn biển chẳng biết đến bác sĩ nha khoa là gì. Do chế độ ăn uống vô tổ chức nên răng của chúng tự xói mòn, nhưng sau đó răng mới sẽ tự động mọc lên phía sau.

Thời khoa học chưa phát triển, con người có thời gian lầm tưởng lợn biển chính là "mỹ nhân ngư". Vì thế, cái tên khoa học Sirenia của gia đình chúng xuất phát từ nhân vật người cá siren trong thần thoại Hy Lạp.

Các loài lợn biển đều đang bị đe dọa do môi trường sống bị tàn phá và xuống cấp, bị săn bắt bừa bãi và bất hợp pháp. Đồng thời, sự va chạm với tàu bè cũng khó tránh khỏi do lợn biển di chuyển rất chậm.

Mỗi tiếng đồng hồ, lợn biển chỉ lê bước được khoảng 3 tới 5 km trong khi vận tốc thực sự là 20km/h.Nhìn bề ngoài, lợn biển trông có vẻ chậm chạp, kém thông minh nhưng thực tế lợn biển rất khôn. Não bé không có nghĩa chúng không thông minh như cá heo.

Lợn vòi Malaysia

Lợn vòi thuộc họ Tapiridae, chi duy nhất Tapirus. Nhóm của chúng gồm 4 loài, kích thước lớn, có hình dáng như lợn, nhưng lại có vòi.Chúng sống phổ biến ở Malaysia. Một số loài lợn vòi khác cũng có mặt ở các khu vực rừng nhiệt đới của Nam Mỹ, Trung Mỹ. Trên khắp thế giới có tất cả bốn loài lợn vòi, đều được ghi trong sách đỏ, xếp ở mức độ nguy cấp.

Họ hàng gần của chúng là các động vật móng guốc ngón lẻ khác như các loài ngựa hay tê giác. Lợn vòi được coi là loài vật cổ đại. Các động vật guốc lẻ, bao gồm cả các loài dạng lợn vòi, đã trở thành nhóm thống trị trong số các động vật sống trên đất liền ăn lá cây trong suốt thếOligocen. Người ta tin rằng, các loài lợn vòi châu Á và châu Mỹ đã phân nhánh vào khoảng 20 tới 30 triệu năm trước và các loài lợn vòi châu Mỹ đã di chuyển từ Bắc Mỹ tới Trung và Nam Mỹ vào khoảng 3 triệu năm trước.Các nhà khoa học đã tìm được hóa thạch lợn vòi từ 55 triệu năm trước. Suốt 55 triệu năm qua, chúng gần như không có sự thay đổi về hình dáng.

Lợn vòi là loài rất lớn trong họ nhà lợn. Chúng có chiều dài tới 2m, cao 1m, nặng tới 300kg, thậm chí là 500kg. Vòi của lợn vòi là một cấu trúc có độ mềm dẻo cao, có thể chuyển động theo tất cả các hướng, cho phép chúng có thể lấy lá ở các vị trí khó khăn.

Chiều dài của vòi thay đổi tùy theo loài. Lợn vòi Malaysia có vòi dài nhất và lợn vòi Brazil có vòi ngắn nhất. Lợn vòi đạt độ tuổi trưởng thành về mặt sinh dục vào khoảng 3-5 tuổi. Lợn vòi cái khỏe mạnh sinh đẻ 2 năm một lứa. Thời gian mang thai của lợn vòi cái dài tới 13 tháng. Tuổi thọ tự nhiên của lợn vòi là khoảng 25-30 năm, cả trong tự nhiên lẫn trong vườn thú.

Điều đáng ngạc nhiên, lợn vòi là loài rất chung tình. Trong cả cuộc đời, chúng chỉ có một bạn tình duy nhất, mặc dù chỉ trong thời gian giao phối chúng mới ở cạnh nhau.

Mặc dù sống trong các cánh rừng khô, nhưng lợn vòi cũng thường xuyên dầm mình trong nước, ăn các loại cỏ mềm, tìm nơi trú ẩn khỏi các kẻ thù cũng như làm mát cơ thể. Những con lợn vòi gần các nguồn nước sẽ bơi, lặn xuống đáy và đi dọc theo lòng sông để kiếm ăn, cũng như lặn xuống nước để các loài cá nhỏ bắt sinh vật ký sinh khỏi cơ thể đồ sộ của chúng.Cùng với việc lội nước, lợn vòi cũng thường dầm mình trong các vũng bùn, giúp chúng làm mát và loại bỏ côn trùng trên cơ thể. Lợn vòi thích ăn các loại quả, lá cây, đặc biệt là lá non, mềm. Mỗi ngày, chúng ăn tới 40kg thức ăn, chủ yếu đi kiếm ăn về đêm hay lúc hoàng hôn.

Mặc dù thị giác của lợn vòi rất kém, thậm chí mù lòa khi ra ánh nắng nhiều, tuy nhiên, thính giác và khứu giác phát triển mạnh.

Là loài vật hiền lành, nhưng những con vật khác khó bắt nạt được chúng, bởi lợn vòi có lớp da dày trên phần lưng và cổ, bảo vệ khỏi các đe dọa từ báo đốm Mỹ, cá sấu, trăn, hổ.Tuy nhiên, việc săn bắn lấy thịt và da đã làm giảm đáng kể số lượng lợn vòi và gần đây là sự mất đi môi trường sống đã khiến lợn vòi được liệt kê trong danh sách nguy cấp.

Lợn Mangalitsahay còn gọi là lợn Mangalica

Lợn Mangalitsa hay còn gọi là lợn Mangalica. Đây là một giống lợn quý hiếm có nguồn gốc ở Hungary từ thế kỷ 19.Trước đó, Lincolnshire Curly Coat là một giống lợn từng được biết đến với đặc điểm gần như tương tự với lợn Mangalitsa. Tuy nhiên, loài này đã tuyệt chủng từ lâu.

Không giống với những loài lợn da trơn nhẵn, ít lông khác, lợn Mangalitsa lại có một bộ lông dày rậm, xù bông như một con cừu. Đôi lúc, bộ lông của chúng cũng xoăn và đẹp trông như một chú chó xù đáng yêu vậy.Loài lợn này có nhiều màu lông khác nhau: đen, đỏ, xám, nhưng phổ biến nhất là màu vàng hoe.

Vào những năm 1990, lợn lông xù Mangalitsa gần như tuyệt chủng khi chưa đầy 200 con trên thế giới vì gần như không có ai nuôi. Thế nhưng, hiện nay, giống lợn này ngày càng được ưa chuộng và đã thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Loài lợn Mangalitsa này bắt đầu được các nhà khoa học nhân giống rộng rãi từ năm 1980. Tuy đặc biệt nhưng, nết ăn của chúng không quá cầu kỳ, dễ nuôi và không cần chăm sóc nhiều. Thức ăn chỉ là lúa mì, ngô, lúa mạch, cỏ...

Lợn Mangalitsa khá thông minh. Nếu chủ nhân nuôi loài vật này thường xuyên chơi đùa và vuốt ve thì chúng cũng thân thiết và gần gũi như những con mèo hay chó cưng nuôi trong nhà.

Lợn Mangalitsa là giống cung cấp cho con người nguồn thịt ngon và chất lượng nhất thế giới, có thể so sánh với thịt bò Kobe nổi tiếng của Nhật Bản.Từ đầu thế kỷ 19 đến những năm 50 của thế kỷ 20, Mangalitsa là giống lợn phổ biến nhất ở Hungary. Mỡ lợn được dùng để sản xuất nến, mỹ phẩm, dầu nhờn công nghiệp… Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng mỡ lợn giảm dần vào khoảng giữa thế kỷ 20 khiến nhiều nông dân chuyển sang nuôi các giống lợn khác nhiều thịt và ít béo hơn. Đến cuối năm 1970, số lượng lợn Mangalitsa lái tại Hungary chỉ còn chưa đầy 200 con.

Ngày nay, do nhu cầu tiêu thụ lợn Mangalitsa có xu hướng tăng trở lại, cho nên một số nông dân tại Hungary đã bắt đầu nuôi lại giống lợn này.

Một nông dân nuôi lợn Mangalitsa ở Hungary cho biết, tốc độ tăng trưởng của lợn Mangalitsa khá chậm so với những giống lợn khác. Để lợn Mangalitsa đạt trọng lượng 150kg, nông dân này đã phải nuôi chúng từ 20-24 tháng.

Năm 1994, tổ chức nhân giống lợn Mangalitsa của Hungary được thành lập nhằm bảo vệ giống lợn này. Hiện nay, ở Hungary nuôi hơn 4000 con lợn lái với số lượng lợn con sinh ra trung bình mỗi năm vào khoảng 60.000 con.

Lợn đất châu Phi

Lợn đất châu Phi là loài động vật có vú thuộc bộ động vật Răng Ống, sống rải rác ở khắp phía Bắc sa mạc Sahara, châu Phi. Đây được xem là loài động vật có hình dáng kỳ dị nhất thế giới.Loài lợn này lúc trưởng thành có trọng lượng trung bình từ 60-80kg với chiều dài khoảng 105-130cm, cao khoảng 60cm không tính đôi tai. Người ta gọi chúng là “lợn đất” nhưng bề ngoài của chúng lại không hoàn toàn giống một chú lợn thông thường mà có hình dạng rất kỳ dị. Thân chúng có màu xám đen với cái lưng uốn cong và cái mõm dài giống như lợn thông thường, trong khi tai thì giống như tai của thỏ, đuôi có thể dài tới 70cm, khá to và thon dần về phía chóp đỉnh trông giống như đuôi của kăng-gu-ru.

Các chi có chiều dài vừa phải với các ngón trông giống những chiếc xẻng giúp chúng có thể đào hang và kiếm ăn một cách dễ dàng. Khi đói, chúng sẽ đi tìm những tổ mối hoặc tổ kiến rồi dùng chân trước đào hang mối hoặc kiến lên, sau đó đưa cái lưỡi dài và có chất nhầy để thưởng thức “bữa ăn”. Lợn đất châu Phi có bộ lông khá thưa. Tuy nhiên, xung quanh mũi lại có những búi lông rất dày, có tác dụng như một bộ lọc khi chúng đào đất. Đồng thời, chúng có thể đóng nắp mũi để không cho bụi và mối (hoặc kiến) chui vào. Chúng ta rất khó bắt gặp loài lợn đất châu Phi này bởi chúng chỉ kiếm ăn vào ban đêm, còn ban ngày chúng ẩn náu trong hang dài đến cả chục mét dưới lòng đất.

Đây là loài động vật quý hiếm và gần như không thể sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt. Hơn nữa, lợn mẹ lại rất vụng về trong việc nuôi con. Chính vì vậy mà từ lâu các nhà khoa học cùng chính phủ các nước ở Châu Phi đã vào cuộc quyết liệt để bảo vệ loài động vật vô cùng quý hiếm này.

Lợn hươu Indonesia

Đây là một loài lợn ở Indonesia sở hữu vẻ ngoài kỳ lạ. Hai chiếc răng nanh cong vút và hai chiếc sừng mọc ngay trên sống mũi đầy kỳ lạ. Chúng có tên khoa học là Babyrousa babyrussa. Loài lợn hươu này có nguồn gốc ở Celebes và các đảo của Indonesia. Khu vực sinh sống của lợn hươu là các bụi cây rậm trong rừng rậm nhiệt đới và các bụi lau sậy cũng như bên bờ các dòng sông và hồ nước.

Chúng có ít hoặc không lông, lớp da lốm đốm màu nâu và xám, tạo điều kiện thuận lợi để ngụy trang.Cặp nanh trên của lợn hươu đực cong và lớn đến mức chúng nổi rõ qua lớp thịt, xuyên ra ngoài qua các lỗ để vượt qua phần đỉnh của mõm. Hai chiếc nanh trên sống mũi còn được coi là ngà.

Loài lợn hươu khá lớn. Con trưởng thành nặng tới 250kg, thậm chí 300kg. Lợn cái có hai bộ nanh ngắn hơn. Sau thời gian mang thai khoảng 125 đến 150 ngày, con cái thường đẻ 2 con.

Điều thú vị là loài lợn này có tới 3 dạ dày. Do vậy, chúng còn được biết đến là loài thú nhai lại. Loài lợn hươu ăn khá tạp. Chúng thích lá, rễ, hoa quả và kể cả động vật. Bộ hàm mạnh mẽ của lợn hươu có dễ dàng cắn vỡ hạt cứng.

Lợn hươu đực thích sống đơn độc. Tuy nhiên, lợn hươu cái thì lại thích bầy đàn. Trong tự nhiên, một đàn lợn hươu cái có thể lên đến gần 100 con.

Suckhoecuocsong.com.vn/Theo Tạp chí thử nghiệm ngày nay

Các tin khác