Thuốc bảo vệ thực vật có bao nhiêu loại, lợi ích và tác hại của chúng

10/30/2018 2:13:41 PM
Theo số liệu thống kê cho thấy mùa màng của người nông dân có thể thiệt hại lên đến 40% do sâu bệnh, nấm mốc, côn trùng gây nên nếu không có sự can thiệp của các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật.

 

Theo số liệu thống kê cho thấy mùa màng của người nông dân có thể thiệt hại lên đến 40% do sâu bệnh, nấm mốc, côn trùng gây nên nếu không có sự can thiệp của các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật.

Thuốc bảo vệ thực vật là những chế phẩm sinh học, hóa học có tác dụng phòng trừ các sinh vật gây hại cho cây trồng. Tuy nhiên thuốc BVTV cũng là một trong những nhân tố gây mất ổn định môi trường. Do bị lạm dụng, thiếu kiểm soát, dùng sai, nên nhiều mặt tiêu cực của thuốc BVTV nay bộc lộ như: gây ô nhiễm nguồn nước và ñất; ñể lại dư lượng trên nông sản, gây độc cho người và nhiều loài động vật máu nóng; gây mất sự cân bằng trong tự nhiên, làm suy giảm tính đa dạng của sinh quần, xuất hiện các loài dich hại mới, tạo tính chống thuốc của dịch hạị và làm đảo lộn các mối quan hệ phong phú giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái, gây bùng phát và tái phát dịch hại, dẫn đến hiệu lực phòng trừ của thuốc bị giảm sút hoặc mất hẳn. Thuốc BVTV đã để lại những dấu ấn quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của nền nông nghiệp hiện nay. Nhưng loài người vẫn tiếp tục tìm kiếm các dạng sản phẩm mới dễ sử dụng hơn, có hiệu lực trừ dịch hại cao hơn, thân thiện hơn với môi sinh và môi trường để sử dụng thuốc BVTV ñược hiệu quả và an toàn, chúng ta phải hiểu ñúng và thực hiện đúng nguyên tắc “bốn đúng”: đúng thuốc; đúng lúc; đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.

Thuốc bảo vệ thực vật có tính độc, nguy hiểm cho bệnh dịch,đồng thời cũng gây độc cho người và động vật, môi trường xung quanh. Muốn thực hiện tốt được các nguyên tắc trên, chúng ta phải hiểu thấu đáo mối quan hệ qua lại giữa chất độc, dịch hại và điều kiện ngoại cảnh, phải kết hợp hài hoà giữa biện pháp hoá học với các biện pháp BVTV khác trong hệ thống phòng trừ tổng hợp.

Nhóm thuốc bảo vệ thực vật hiện nay đang được sử dụng bao gồm thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ tuyết trùng, trừ nấm,…

Các loại thuốc bảo vệ thực vật phân theo đối tượng bao gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh (nấm, vi khuẩn, virus), thuốc trừ cỏ, thuốc trừ chuột, thuốc trừ nhện, thuốc trừ tuyến trùng, thuốc trừ ốc sên, thuốc điều hòa sinh trưởng.

Phân loại dựa trên đối tượng sinh vật hại.

- Thuốc trừ bệnh

- Thuốc trừ nhện

- Thuốc trừ sâu

- Thuốc trừ tuyến trùng

- Thuốc trừ cỏ

- Thuốc điều hòa sinh trưởng

- Thuốc trừ ốc

- Thuốc trừ chuột

Thuốc bảo vệ thực vật phân theo gốc hóa học

Thuốc trừ bệnh

Nhóm vô cơ: chứa các gốc đồng (Cu) như Bordeaux, đồng sulfate, đồng oxychlorid, đồng hydrocid. Chứa lưu huỳnh (S) như bột lưu huỳnh và hợp chất Calcium sulfur. Chứa thủy ngân (Hg) các hợp chất thủy ngân.

Thuốc trừ sâu:

Nhóm Clo hữu cơ: chứa clo (Cl) như chlorobenzen (DDT), cychlohexan (BHC), Aldrin, Dieldrin. Nhóm này tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật, môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người nên đã cấm sử dụng.

Nhóm thuốc thảo mộc: chất nicotin (trong thuốc lào, thuốc lá), rotenone (trong rễ cây thuốc cá), pakyziron (trong cây củ đậu), azadirachtin (trong cây neem Ấn Độ), artemisinin (trong cây thanh hao hoa vàng).

Nhóm lân hữu cơ: chứa gốc phosphor (P), có tác dụng tiếp xúc, vị độc, thấm sâu, nội hấp hoặc xông hơi. Độc cao hiện nay cấm sử dụng (như monocrotophos, parathion). Các chất Methyl Parathion, Diazinon, Dimethoat, Fenitrothion, Phosalone…ít độc hơn hiện nay còn sử dụng.

Nhóm carbamate: như carbaryl, carbosulfan (có tính nội hấp trừ được tuyến trùng)…

Các hợp chất pheromone: giống chất do côn trùng tiết ra, dùng để dẫn dụ…

Nhóm nicotinoide: là thuốc trừ sâu tổng hợp tác dụng tiếp xúc vị độc, nội hấp mạnh gồm imidaclopri, dinotefuran, thiamethoxam…

Nhóm Pyrethroide (cúc tổng hợp): chất pyrethrin diệt sâu bằng tiếp xúc vị độc, một số có tác dụng xua đuổi. Dễ bay hơi và phân hủy trong môi trường.

Chất điều hòa sinh trưởng côn trùng: gấy rối loạn sinh lý phát triển của côn trùngNhóm thuốc sinh học: có nguồn gốc từ vi sinh, tiếp xúc và vị độc, an toàn cho con người và môi trường.

Thuốc trừ cỏ

- Nhóm vô cơ: các chất copper sulfate, sodium chlorate, calcium cyanancid, ammonium sulfate…tác dụng cỏ lá rộng và chậm phân hủy trong môi trường.

- Nhóm hữu cơ: có nhiều nhóm hóa học

+ Nhóm acetamid: Butachlor, Metachlor, Pretilachlor…

+ Nhóm lân hữu cơ: Anilofos, Glyphosate…

+ Nhóm Carbamate: Benthiocarb, Molinate…

+ Nhóm Phenyl ure: Diuron, Linuron…

+Nhóm phenoxy: 2,4 D, MCPA…

+ Nhóm triazin: Atrazin, Ametryn, Simazin…

Nhóm thuốc hữu cơ:

+ Nhóm carbamate: tương tự gốc carbamate trừ sâu tác dụng nội hấp mạnh chủ yếu là chất benomyl, carbendazim..

+ Nhóm lân hữu cơ: tương tự lân hữu cơ trừ sâu phổ biến hiện nay là edifenphos, iprobenphos..

+ Nhóm triazole: gồm các thuốc có gốc triazole đặc tính nội hấp, phổ rộng, hiệu lực mạnh như: hexaconazole, difenocanazole, epoxiconazole, imibenconazole, propiconazole, triadimefon, tricyclazole.

+ Nhóm dithiocarbamate: có tác dụng tiếp xúc chủ yếu là các chất maneb, zineb, mancozeb.

+ Nhóm thuốc sinh học: là các chất kháng sinh như kasugamycin, validamycin

+ Nhóm Dicarboximit: có chất captan, folpet.

Chất điều hòa sinh trưởng cho cây trồng

Các chất có tác dụng kích thích sinh trưởng như: Auxin, Gibberellin, Cytokinin…và chất ức chế sinh trưởng như paclobutatrazol, thiure…

Thuốc trừ ốc

- Các gốc thuốc trừ ốc chính là Metaldehyde, Niclosamide, Saponin.

Thuốc trừ tuyến trùng

- Gồm nhiều nhóm hóa học như nhóm Halogen (chất Methyl bromit), nhóm carbamate (carbosulfan) nhóm lân hữu cơ (prophos)

Thuốc trừ chuột

- Nhóm vô cơ: chất asen (thạch tín), zins phosphur… đặc tính diệt nhanh, độc cao, dễ gây nhát bả.

- Nhóm thảo mộc: cây mã tiền, cây hành biển...

- Nhóm vi sinh chủ yếu là vi khuẩn Salmonella.

- Nhóm hữu cơ: các dẫn xuất của Hydroxy coumarin như Wafarin, Brodifacoum, flocoumafen, Bromadiolone…đặc tính chống đông máu tác dụng chậm.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Cẩm Nang Thuốc BVTV)

 

Các tin khác