Thực hư ăn tôm vắt chanh dễ bị ngộ độc?
Trong khi mùa hè món tép rang, tôm rang, tôm biển… chấm với muối vắt chanh rất đưa cơm, món tép (cùng họ với tôm) rang xong vắt chanh trước khi ăn… rất ngon miệng, là thói quen lâu đời của người Việt.
Vậy có thực ăn tép, tôm vắt chanh dễ bị ngộ độc không?
Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), đó là đồn đại trên mạng vài năm trước. Người Việt Nam phổ biến ăn tôm kết hợp với Vitamin C - có rất nhiều trong chanh, thanh trà, bưởi, ổi, nhãn, quýt, cam, rau ngót, cần tây, rau mùi, rau đay, rau muống...
Thực tế không có sự nguy hại khi ăn tôm vắt chanh, hay ăn tôm uống cùng vitamin C gây chết người, lời lan truyền là hoàn toàn thiếu căn cứ, gây hiểu lầm cho người dân.
Riêng Vitamin C dạng viên là thuốc, nên khi dùng có chỉ định của bác sĩ.
Theo Tiếp thị Thế giới, món tôm ngon miệng mùa hè rất dồi dào proteint, chất béo không no, nhiều vi chất cần cho cơ thể con người như selenium, đồng, kẽm, niacin, choline… Đặc biệt là chất Astaxanthin làm cho tôm có màu đỏ khi hấp – giúp chống ô-xi hóa, giúp sửa chữa tế bào não, mô cơ.
Việc ăn tôm vắt chanh, xốt cà chua, tép xào khế chua… nhiều vitamin C là chuyện phổ biến xưa nay, chưa có ai bị ảnh hưởng sức khỏe vì chuyện ăn uống lành mạnh này.
Theo một số lương y nghiên cứu về các thực phẩm kỵ nhau, mỗi thực phẩm có một tính, vị khác nhau, có loại tương sinh, có loại tương khắc và không ít loại kết hợp gây tắc tử. Song tôm, tép kết hợp cùng Vitamin C không nằm trong số đó.
Tôm rất dễ gây dị ứng với người có cơ địa nhạy cảm
Theo các nhà khoa học, tôm kết hợp với Vitamin C không sao, nhưng dị ứng tôm thì nhiều người đã mắc.
Sau khi ăn tôm và hải sản giàu đạm, nhanh là vài phút, lâu là vài giờ đã có biểu hiện dị ứng. Nhẹ thì nổi mề đay từng vùng (hoặc khắp người), rất ngứa, nôn nao khó chịu… và sau vài giờ triệu chứng sẽ lặn.
Trường hợp nặng thì ngoài nổi ban và ngứa, còn phù nề mặt, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... Cũng có trường hợp nguy kịch, người bệnh có phản ứng kiểu phản vệ, dẫn đến tử vong.
Khi bị dị ứng tôm xử trí như thế nào?
Hiện chưa có cách nào có thể điều trị được triệt để bệnh dị ứng nói chung và dị ứng hải sản nói riêng. Nên tốt nhất là phòng bệnh, chủ yếu là tránh ăn những đồ ăn gây dị ứng.
Nếu chẳng may ăn phải, cần loại trừ thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt (bằng cách kích thích gây nôn).
Nếu dị ứng nhẹ, có thể dùng bài thuốc dân gian (áp dụng cho cả tôm, hải sản).
1. Gừng sống 10g, đậu xanh 100g, lá tía tô và rễ cây lau tươi mỗi thứ 15g. Rửa sạch gừng, rễ cây lau và lá tía tô, giã nát, vắt lấy nước. Cho nước này với đậu xanh vào nồi, thêm nước sạch lượng vừa đủ, nấu cho đậu xanh chín nhừ để ăn.
- Hoặc khi bị dị ứng với hải sản, có thể dùng một tách trà gừng nóng để giảm đỏ ngứa trên da.
2. Mật ong: Khi bị ngứa sau ăn hải sản cần uống một ly nước ấm pha với 1 muỗng canh mật ong. Mật ong nhiều vitamin có thể giúp giảm bớt ngứa, được coi là cách chữa chứng dị ứng với hải sản tốt nhất.
3. Chanh: Rất tốt cho tất cả các loại dị ứng, hiệu quả nhất với tôm. Khi bị phát ban, hãy uống ngay một cốc nước ấm với nước cốt chanh tươi.
4. Nước ép rau quả: Sau khi ăn hải sản uống ly nước ép rau quả giúp giảm sưng lưỡi, tăng cường hệ miễn dịch.
Trường hợp nặng cần đưa tới các cơ sở y tế để được dùng các thuốc kháng histamin – nhưng cũng chỉ là điều trị ngọn, hóa giải tác động do histamin bị phóng thích gây ra cho cơ thể, chứ không ngăn chặn được các phản ứng dị ứng nặng như sốc phản vệ, khó thở có thể xảy ra.
Vì vậy khi phát hiện có triệu chứng bị dị ứng tôm, ngộ độc do tôm hay hải sản, cần sớm đến bệnh viện, không tự ý sử dụng các loại thuốc chống dị ứng.
Các bác sĩ khuyên, khi biết mình thường bị dị ứng khi ăn tôm, hay hải sản thì tốt nhất không ăn để loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng. Hoặc ăn món hải sản khác với số lượng ít để kiểm tra cơ thể, nếu không thấy bị dị ứng với món đó thì lần sau hãy ăn nhiều, chứ không nhất thiết phải bỏ hết các món ẩm thực hải sản ngon, bổ dưỡng.
Lưu ý:
- Không ăn tôm sống, cá hay hải sản chưa chín kỹ vì dễ mắc bệnh.
- Khi đau mắt đỏ không nên ăn tôm vì làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn.
- Người từng bị dị ứng với hải sản tuyệt đối kiêng tôm.
- Người bị ho có hệ hô hấp rất dễ phản ứng với tôm, khiến ho dai dẳng.
- Không nên ăn tôm tái, chưa chín hẳn vì dễ mắc bệnh dó các vật sống ký sinh trong tôm gây ra. Ăn tôm chưa chín về lâu dài không tốt cho sức khỏe .
- Sau khi ăn tôm khoảng 4 giờ mới nên ăn trái cây giàu a-xít tannic.
- Nên bóc bỏ toàn bộ vỏ vì nó dễ có hóa chất, ăn dễ bị hóc, nhất là trẻ em. Vỏ tôm cũng không có nhiều canxi như người ta nhầm tưởng. Chất canxi có nhiều ở phần chân, càng, đầu tôm xay nhuyễn, lọc lấy nước nấu cùng thịt tôm là đủ.
- Không nấu tôm chung với bí đỏ, vì hai món đó kị nhau.
Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Gia đình & Xã hội)
Các tin khác
-
Top 6 loại thực phẩm giúp thải độc gan, tăng cường miễn dịch
Những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng dưới đây không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp thải độc gan, bảo vệ gan, tăng cường hệ miễn dịch thậm chí còn giúp đẩy lùi ung thư. -
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột.