Thông tin ăn vải gây viêm não Nhật Bản là không chính xác

7/1/2016 3:55:59 PM
Khi vải đang vào mùa chín rộ thì thông tin ăn vải gây viêm não Nhật Bản khiến người dân vô cùng hoang mang lo lắng, gây ảnh hưởng đến sức tiêu thụ vải cho thị trường miền Bắc. 

 

Khi vải đang vào mùa chín rộ thì thông tin ăn vải gây viêm não Nhật Bản khiến người dân vô cùng hoang mang lo lắng, gây ảnh hưởng đến sức tiêu thụ vải cho thị trường miền Bắc. Trước tình hình trên, Cục Y tế dự phòng đã lên tiếng bác bỏ thông tin trên vì thời gian này trùng với tháng cao điểm của bệnh viêm não Nhật Bản và nguyên nhân gây bệnh không phải từ quả vải mà ra.

Nguồn gốc của bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh cấp tính do vi rút gây ra, làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương. Sở dĩ bệnh có tên viêm não Nhật Bản vì bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật và do  là do các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra vi rút gây bệnh nên đặt tên là vi rút viêm não Nhật Bản.

Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Các quốc gia lưu hành viêm não Nhật Bản cao bao gồm các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippine. Ở Việt Nam, bệnh viêm não Nhật Bản ghi nhận ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc. Các ổ dịch thường gặp ở vùng đồng bằng, trung du và cả ở một số khu vực miền núi Tây Bắc nơi trồng nhiều lúa nước và nuôi lợn gần khu gia đình.

Được biết, ổ chứa vi rút viêm não Nhật Bản trong thiên nhiên là các loài sống hoang dã như chim, một số loài bò sát và các loài động vật có xương sống – nơi vi rút nhân lên, lưu trữ lâu dài trong tự nhiên và phát tán tới vật nuôi gần người, đặc biệt là lợn, sau đó đến trâu, bò, ngựa, dê…từ đó truyền sang người.

Muỗi là tác nhân truyền bệnh viêm não Nhật Bản

Muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu sinh sản ở ruộng lúa nước, đặc biệt ở ruộng mạ và phát tán rộng trên cánh đồng, nên được gọi là muỗi đồng ruộng. Muỗi có thể bay xa tới 1,5 km và có thể bay lên cao trên mặt đất khoảng 13 mét – 15 mét.

Theo đặc điểm, loài muỗi này phát triển nhiều ở miền Bắc vào những tháng mùa hè, nóng bức, mưa nhiều. Do đó, thời gian chập choạng tối đến đêm, muỗi từ cánh đồng bay về các chuồng gia súc để kiếm ăn, hút máu súc vật. Nếu chuồng gia súc gần nhà thì muỗi bay vào nhà hút máu người và truyền bệnh.

Lời kết

Bệnh viêm não Nhật Bản thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, tuy nhiên đỉnh điểm dịch khoảng tháng 6-7 đúng vào mùa vải ở miền Bắc nở rộ. Do đó việc người dân đồn thổi ăn quả vải dẫn đến viêm não Nhật Bản là hoàn toàn không chính xác.

Tuy nhiên, để đề phòng bệnh viêm não Nhật Bản, các gia đình cần giữ vệ sinh nơi ở thông thoáng, sạch sẽ để không có chỗ trú chân cho muỗi, nằm màn khi đi ngủ... Ngoài ra cần cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản để phòng bệnh.

 Tổng hợp

Các tin khác