Tác dụng của ngồi thiền với bộ não của con người
Trong các hình thức tập luyện,tăng cường sự dẻo dai cho sức khỏe ngoài chạy, đi bộ, bơi lội, yoga, aerobic... thì ngồi thiền được rất nhiều người dân quan tâm bởi những lợi ích thiết thực cho sức khỏe và trí tuệ con người...
Thế nào là ngồi thiền và tác dụng của ngồi thiền
Thiền là những phương pháp giúp hình thành thói quen tập trung tư tưởng để làm đúng công việc mà chúng ta muốn làm và đang làm. Đặc biệt thiền giúp điều chỉnh lại tình trạng mất cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh do quá trình sinh hoạt và làm việc căng thẳng gây ra.
Khi ngồi thiền, trạng thái thư giãn và tập trung khi ngồi thiền có thể kích hoạt sự phát triển của tế bào não. Qua đó, các nhà khoa học phát hiện người ngồi thiền có bộ não trẻ và hoạt động tốt hơn người không ngồi thiền.
Ngồi thiền giúp bộ não trẻ hơn - Ảnh: Shutterstock
Tác dụng của ngồi thiền đến não bộ
Nhóm khoa học quốc tế đến từ Mỹ, Đức và Úc thực hiện nghiên cứu với sự tham gia của các tình nguyện viên Mỹ. Trong nghiên cứu, những người thiền đã thực hành nhiều loại thiền khác nhau trong khoảng 20 năm, một số thường xuyên thiền 7 buổi/ tuần.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã quét não của 50 người có ngồi thiền và 50 người không ngồi thiền. Sau đó, dựa vào trạng thái não bộ, máy quét sẽ ước tính độ tuổi của não.Kết quả, các nhà nghiên cứu phát hiện não những người 50 tuổi có ngồi thiền trẻ như não người 43 tuổi.
Do đó, ngồi thiền rất có ích cho những người lớn tuổi, giúp kích thích tế bào não mới phát triển và tăng cường kết nối thần kinh. Trong khi đó, tình trạng co rút não lại có thể dẫn đến một số bệnh liên quan đến mất trí nhớ như Alzheimer.
Thiền giúp tăng cường sức khỏe, hệ thống miễn dịch, giảm cảm giác cô đơn... Tuy nhiên, một nghiên cứu từ Đại học California cho rằng 63% người ngồi thiền phải chịu ít nhất một tác dụng phụ như trầm cảm, ảo giác, hoảng loạn bởi vậy, tùy từng độ tuổi, đối tượng, thể trạng mà chọn cách ngồi thiền để giữ gìn sức khỏe cho phù hợp.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Hiểu ký hiệu trên đồ nhựa để lựa chọn cho đúng, an toàn cho sức khỏe
Trên mỗi đồ nhựa gia đụng đều có những ký hiệu riêng cho từng sản phẩm để cho thấy chúng được sản xuất từ loại vật liệu nào. Vậy bạn đã hiểu rõ những ký hiệu trên đồ nhựa đó có ý nghĩa như nào hay chưa? -
Chóng mặt và các dấu hiệu của mất nước nghiêm trọng
Mất nước xảy ra khi bạn mất nhiều nước hơn lượng nước nạp vào. Khi điều này xảy ra, cơ thể bạn không có đủ nước để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ quan trọng như thở, tiêu hóa và các chức năng thiết yếu khác. -
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, lành tính có nghĩa là nó không nghiêm trọng lắm. Người bệnh sẽ không gặp vấn đề gì nguy hiểm. -
Phân biệt chóng mặt ngoại biên, chóng mặt trung ương
Nguyên nhân của chóng mặt ngoại biên, chóng mặt trung ương. Làm thế nào để phân biệt được chóng mặt ngoại biên, chóng mặt trung ương? -
Chóng mặt ngoại biên: triệu chứng, nguyên nhân, điều trị
Nếu bác sĩ nói với bạn rằng bạn bị chóng mặt ngoại biên, bạn có rất nhiều người đồng hành. Đây là loại chóng mặt phổ biến nhất. Hầu hết các trường hợp là do tai trong có vấn đề, nơi kiểm soát sự thăng bằng. -
Chóng mặt: nguyên nhân, triệu chứng, dấu hiệu tiền đình
Những người bị chóng mặt thường có các dấu hiệu buồn nôn, quay, nghiêng, lắc lư, không cân bằng,...Vậy nguyên nhân của chóng mặt do đâu, điều trị chóng mặt như thế nào? -
Nước có ga: lợi, hại, ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào
Nước có ga là gì, bạn đã biết cách phân biệt nước khoáng, nước có ga, nước bổ có ga hay chưa? Nước có ga có ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng hay không? -
Chứng mất ngủ kinh niên: phân loại, đã có cách điều trị hiệu quả
Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, mất ngủ kinh niên trong đó bạn có thể khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc cả hai. -
Tập thể dục ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng giấc ngủ
Làm thế nào để tập thể dục đem lại giấc ngủ ngon -
Bao lâu nên thay các vật dụng này trong nhà tránh ảnh hưởng tới sức khỏe
Bạn có biể tất cả các vật dụng trong nhà đều có hạn sử dụng. Nhưng nếu cố gắng dùng tiếp để tiết kiệm thì có thể bạn đang tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho cơ thể.