Sốc: Rắn bị chặt đầu vẫn có thể tấn công con người

8/27/2016 3:47:06 PM
Loài rắn độc không chỉ đáng sợ khi chúng còn sống mà thậm chí sau khi đã chết, chúng vẫn nguy hiểm đến chết người. Các nhà khoa học chứng thực rắn đã chết vẫn có thể tấn công con người.

 

Loài rắn độc không chỉ đáng sợ khi chúng còn sống mà thậm chí sau khi đã chết, chúng vẫn nguy hiểm đến chết người. Các nhà khoa học chứng thực rắn đã chết vẫn có thể tấn công con người.

Theo một bài báo cáo đã nhận định, loài rắn độc không chỉ đáng sợ khi chúng còn sống mà thậm chí sau khi đã chết, chúng vẫn nguy hiểm đến chết người.

Hẳn chúng ta chưa quên câu chuyện về anh đầu bếp người Trung Quốc xấu số bị đầu con rắn anh ta mới giết cắn cho một phát chí mạng dẫn đến tử vong. Nạn nhân là anh Peng Fan, đầu bếp nhà hàng đến từ Quảng Đông, Trung Quốc . Trong lúc đang chế biến một món ăn đặc biệt từ loài rắn hổ mang Đông Dương anh đã cầm đầu của con rắn lên và bị nó cắn. Nọc độc nhanh chóng truyền sang anh. Điều đáng nói là chiếc đầu rắn đã bị chặt đứt lìa hơn 20 phút trước đó.

Khi xe cứu thương có mặt tại hiện trường để đưa người đầu bếp đi cấp cứu thì anh này đã chết. "Đây dường như là một vụ tai nạn vô cùng hy hữu, thật là không may mắn", cảnh sát địa phương nói.

Tuy nhiên, anh chàng đầu bếp người Trung Quốc không phải là nạn nhân đầu tiên bị cắn bởi một con rắn đã chết. Tháng 1/2014, một người đàn ông ở Autralia bị một con rắn đen bụng đỏ cắn 45 phút sau khi anh ta chặt đứt đầu nó. Người đàn ông này được cứu sống nhưng cũng phải nằm viện theo dõi hai ngày. Năm 2007, tại bang Washington, một người đàn ông bị một con rắn đuôi chuông cắn vào tay, nó chính là con rắn anh mới giết cách đó vài phút. May mắn thay, người đàn ông này đã trốn thoát được lưỡi hái tử thần.

Ông Yang Hong-Chang, chuyên gia có 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu rắn hổ mang, cho biết. tất cả các loài bò sát đều vẫn có khả năng hoạt động một giờ sau khi bị mất một phần hay toàn bộ cơ thể, "Rất có thể đầu rắn vẫn còn sống và cắn vào tay Peng. Khi con rắn bị mất đầu, về cơ bản nó đã chết vì các bộ phận cơ thể mất đi chức năng, tuy nhiên vài hành động phản xạ vẫn duy trì một thời gian ngắn sau đó" ông Yang cho hay.

Lý giải cho chuyện này, Steven Beaupré - giáo sư sinh vật học tại ĐH Arkansas (Mỹ) cho biết: “ Loài rắn sau khi chết vẫn có thể có phản xạ và cử động nhất định. Đặc tính này xuất hiện ở nhiều loại động vật máu lạnh có hoặc không có xương sống. Động vật lưỡng cư và loài bò sát cũng có hiện tượng này.

Ông Beaupré cho biết các loài rắn độc, ví dụ như rắn hổ mang và rắn đuôi chuông vẫn có thể đớp mồi theo phản xạ hàng giờ sau khi đầu lìa khỏi thân. Phản xạ đớp mồi ở loài rắn độc mạnh hơn nhiều so với loài động vật ăn thịt bởi loài rắn sử dụng răng nanh khác với những loài thú ăn thịt. Ví dụ như loài hổ, chúng giết con mồi bằng cách vồ và ngoạm chặt con thú xấu số cho đến khi nó chết hẳn. Loài rắn không như vậy, chúng chỉ cắn một nhát duy nhất cực kỳ nhanh rồi mặc cho con vật ngấm độc chết một cách từ từ.

Con vật bị chặt đầu không có nghĩa là dây thần kinh của nó ngừng hoạt động. Cơ thể loài rắn sau khi bị chặt đầu vẫn có thể trườn trên mặt đất trong tư thế đe dọa và có xu hướng tấn công những người nó cảm thấy gây nguy hiểm cho nó. ”Những cử động kỳ lạ của loài rắn sau khi chết là do các ion thần kinh hay còn được gọi là các hạt điện tích, chúng duy trì tế bào thần kinh cho cơ thể con vật hàng giờ liền. Khi những tế bào thần kinh của con rắn vừa mới chết bị kích thích, các kênh tế bào sẽ mở ra cho phép ion đi qua tạo nên những xung điện dẫn đến các phản xạ của loài rắn như khi nó còn sống, chẳng hạn như đớp mồi.

Ông Beaupré diễn giải “ Cú đớp theo phản xạ sẽ diến ra khi có một dạng tín hiệu truyền đến phần miệng của con vật. Theo suy đoán của tôi, anh chàng đó đã đưa tay vào miệng con rắn sau khi anh ta chặt đầu nó dẫn đến kích thích phản xạ đớp mồi.”

Do vậy chúng ta cần cẩn trọng với loài rắn, kể cả khi nó đã chết.

Tổng hợp

Các tin khác