Rêu hại trong hồ thủy sinh: nguyên nhân, cách phòng chống rêu hại
Rêu hại xuất hiện trong hồ thủy sinh là điều những người chơi hồ thủy sinh không mong muốn. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng rêu hại xuất hiện trong hồ thủy sinh, làm thế nào để phòng chống rêu hại trong hồ thủy sinh hiệu quả.
Rêu hại trong hồ thủy sinh là loài rêu tự phát trong hồ thủy sunh trong một điều kiện nhất định. Những loại rêu hại sẽ bám vào các cây thủy sinh, đá, sỏi, rêu trong hồ thủy sinh. Rêu hại có tốc độ phát triển khá nhanh gây mất thẩm mỹ hồ thủy sinh của gia đình bạn. Vậy nguyên nhân do đâu gây bùng phát rêu hại trong hồ thủy sinh, có bao nhiêu loại rêu hại, cách phòng chống các loại rêu hại như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất.
Có bao nhiêu loại rêu hại thông dụng phát triển ở hồ thủy sinh
Những loại rêu hại thông dụng phát triển ở hồ thủy sinh phải kể đến như:
+ Tảo nâu
+ Rêu trùm đen
+ Rêu đốm xanh
+ Rêu tóc
+ Rêu nhớt xanh
+ Rêu nước xanh
Nguyên nhân khiến rêu hại phát triển ở hồ thủy sinh
+ Ánh sáng:
Thông thường ánh sáng ở các hồ thủy sinh chủ yếu là ánh sáng nếu nên rêu hại ít bùng phát và phát triển. Nhưng một số người chơi hồ thủy sinh thích sử dụng ánh sáng mạnh để nhìn ngắm hồ thủy sinh được rõ hơn. Người chơi quên mất một điều rằng ánh sáng luôn đi kèm với dinh dưỡng, khí CO2, chăm sóc hồ nên rêu hại phát triển, cây thủy sinh trong hồ bị thiếu chất hoặc một số loại cây thủy sinh không thích ánh sáng lại phải hứng chịu lượng lớn ánh sáng
+ Hệ vi sinh trong hồ thủy sinh chưa hoàn thiện:
Những hồ thủy sinh mới setup thường dễ bùng phát rêu hại. Nhiều người cho rằng cho nền mới, nhiều dinh dưỡng nên tạo điều kiện thuận lợi cho rêu phát triển nhưng thực chất dinh dưỡng chỉ góp một phần nhỏ trong sự phát triển của rêu hại. Bên cạnh hệ sinh sinh trong hồ thủy sinh chưa hoàn thiện yếu tố khác gây rêu hại phát triển chính là chất lượng nước chưa ổn định một cách toàn diện lượng phân thừa của cá chưa được xử lý tạo ra dinh dưỡng cho loài rêu này phát triển.
Có tạp chất hữu cơ trong nước:
Những tạp chất hữu cơ như: phân cá, phân tép, thức ăn thừa, xác cá tép, kim loại nặng, lá cây chết phân hủy, tạp chất hữu cơ có trong nền,….Thông thường những tạp chất hữu cơ được cây thủy sinh hấp thụ nhưng trong một số trường hợp tạp chất hữu cơ quá nhiều, hồ thủy sinh ít cây, cây hấp thụ dinh dưỡng ít, chậm, hệ vi sinh quá tải dẫn đến việc rêu hại phát triển ở hồ thủy sinh.
+ Mất cân bằng dinh dưỡng:
Do hồ thủy sinh thiết Carbon, oxy, đa lượng, vi lượng hoặc thiếu một chất nào đó khiến cây trong hồ không đủ dinh dưỡng lâu dần dẫn đến yếu, chậm phát triển thậm chí bị chết. Khi cây thủy sinh trong hồ bị yếu dẫn đến việc lá, dễ cũng bị tổn thương và kết quả là làm giá thể tốt cho rêu hại phát triển trong hồ thủy sinh.
+ Nhiệt độ trong hồ thủy sinh:
Một nguyên nhân khác gây tình trạng rêu hại phát triển trong hồ thủy sinh chính là nhiệt độ. Tại các tỉnh miền trung , miền nam và mùa hè ở các tỉnh miền bắc nhiệt độ thường trên 30 độ C. Khi nhiệt đô tăng lượng oxy trong hồ thủy sinh xuống thấp gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh, cây thủy sinh cũng vì thế mà bị yếu đi, hút dưỡng chất ít đi gây mất cân bằng.
Cách phòng chống hiệu quả những loài rêu hại trong hồ thủy sinh
Rêu chùm đen (Black Beard Algae – BBA):
Dấu hiệu: Rêu chùm đen có màu đen, bám xung quanh các lá của cây thủy sinh, có màu đen, đỏ, xám, hoặc nâu, chúng nhanh chóng phủ kín hết các viền cây và lan cả xuống đất nền.
Nguyên nhân:
+ Do chất hữu cơ dư thừa trong hồ thủy sinh quá nhiều
+ Số lượng cá cảnh, tép cảnh trong hồ thủy sinh quá nhiều
+ Lượng thức ăn cho cá, tép quá nhiều, sau khi cho ăn không vớt thức ăn thừa khỏi hồ thủy sinh
+ Hồ thủy sinh ít được thay nước khiến hồ quá bẩn
+ Hàm lượng sắt dư thừa trong bể thủy sinh
+ Lượng CO2 trong nước thấp gây phát triển rêu chùm đen.
+ Những lá già, lá bị tổn thương của cây thủy sinh khi thiếu hụt dinh dưỡng, lá bị che sáng cũng dễ bị rêu chùm đen tấn công
Phòng chống rêu chùm đen trong hồ thủy sinh:
+ Sử dụng purigen hoặc than hoạt tính vào lọc, chạy lọc váng, ngắt lá già bị chùm đen tấn công.
+ Tiến hành trồng thêm cây thủy sinh, lựa chọn những cây thủy sinh khỏe
+ Sau khi cho thức ăn cá, tép cảnh nên vớt hết lượng thức ăn thừa khỏi hồ thủy sinh
+ Thay nước thường xuyên, bảo dưỡng hồ theo định kỳ
+ Cân bằng dinh dưỡng cho cây phát triển
+ Thả thêm cá bút bút, tép yamato trong hồ thủy sinh.
Rêu nhớt xanh (Blue Green Aglae)
Dấu hiệu: Khi chạm vào rêu nhớt xanh chúng thường nhớt, có mùi hôi và có màu xanh. Chúng xuất hiện chủ yếu ở nền, mặt nước, vị trí có dòng chảy kém
Nguyên nhân:
+ Hệ vi sinh trong hồ nuôi còn yếu
+ Máy lọc bị yếu hoặc tắc nghenxn khiến dòng chảy không mang dinh dưỡng, oxy đến một số nơi trong hồ.
+ Chất lượng nước quá kém, mức photphat và nitrat quá cao
Phòng chống rêu nhớt xanh trong hồ thủy sinh:
+ Kiểm tra hệ thống lọc của hồ thủy sinh, đảm bảo lượng oxy trong hồ
Rêu đốm xanh (Green Spot Algae – GSA)
Dấu hiệu: Rêu đốm xanh thường có hình đốm tròn màu xanh, bám trên mặt kính, lá cây thủy sinh
Nguyên nhân:
+ Do hồ thủy sinh bị chiếu ánh sáng mạnh, thời gian chiếu sáng quá nhiều
+ Hồ thủy sinh dư chất hữu cơ như lá cây chết, nền cũ, cặn đát khiến rêu đốm xanh phát triển mạnh.
+ Vi lượng thừa cũng là nguyên nhân tạo điều kiện cho loại tảo hại này phát triển trong hồ thủy sinh.
Phòng chống rêu đốm xanh ở hồ thủy sinh:
+ Giảm ánh sáng, cường độ ánh sáng chiếu vào hồ thủy sinh
+ Tiến hành thay nước để giảm lượng hữu cơ, vi lượng, Fe dư thừa trong nước của hồ thủy sinh.
+ Nên thả thêm ốc nerita hoặc một số loài cá dọn dẹp trong hồ thủy sinh.
+ Tăng cường CO2 để làm cây khỏe giúp cho hút hết cơ dư thừa, vô hiệu quá tạm thời thức ăn của tảo đốm xanh
+ Loại bỏ những lá già, lá bị hư hại của cây thủy sinh.
Tảo nâu/rêu nâu:
Dấu hiệu nhận biết: Tảo nâu chính là vi khuẩn diatoms, hơi nhớt. Tảo nâu bám trên lá của các cây thủy sinh, lũa, nền trong hồ thủy sinh. Loại tảo này phát triển rất nhanh nếu không kịp thời phát hiện và phòng ngừa
Nguyên nhân:
+ Do hồ thủy sinh mới setup được một thời gian, môi trường nước chưa ổn định
+ Do lượng silicate trong nước cao
+ Ánh sáng trong hồ thủy sinh quá sáng
+ Hệ vi sinh trong hồ chưa ổn định
Phòng chống tảo nâu trong hồ thủy sinh:
Khi phát hiện tảo nâu trong hồ thủy sinh bạn có thể sử dụng hóa chất như excel, glutaraldehyre (cidex), oxy già.
Điều chỉnh lại ánh sáng và điều chỉnh hệ vi sinh trong hồ ổn định, sục khí oxy, chạy lọc váng, châm vi sinh để hệ vi sinh phát triển nhanh. Ngoài ra, người nuôi có thể thả thêm ốc nerita, cá otto, cá bút chì,…
Rêu Tóc (Hair Algae)
Dấu hiệu: Rêu tóc có màu xanh bám xung quanh lá cây thủy sinh hay sỏi, nền,…Rêu tóc phát triển rất nhanh.
Nguyên nhân:
+ Hồ thủy sinh với setup nên hệ vi sinh trong hồ chưa ổn định
+ Không cung cấp đủ CO2, quá nhiều ánh sáng
+ Hàm lượng Fe trong nước cao
+ Trong nước hồ thủy sinh có chứa nhiều tạp chất hữu cơ tạo điều kiện cho rêu tóc phát triển.
+ Cây trong hồ thủy sinh kém, hấp thụ vi lượng kém, gây ra tình trạng dư thừa Fe, vi lượng tạo điều kiện cho rêu tóc phát triển trong hồ thủy sinh
Phòng chống rêu tóc trong hồ thủy sinh:
+ Nên trồng nhiều cây thủy sinh
+ Để ngăn chặn sự phát triển rêu tóc bạn có thể thả cá bình tích, cá mún, tép mồi, cá moly…
+ Cân bằng lại chất dinh dưỡng trong hồ thủy sinh
+ Thay nước thường xuyên
+ Sử dụng Excel và Cidex có thể trị tạm thời rêu tóc xanh
+ Vệ sinh hồ, sau khi cá ăn thức ăn nên dọn dẹp sạch sẽ thức ăn thừa
+ Hạn chế nuôi quá nhiều cá cảnh, có thể nuôi cá bút chì và ốc nerita có thể diệt bớt rêu nhớt xanh
+ Nên tắt đèn một vài ngày
+ Sử dụng thuốc erythromycin phosphate, liều là 100mg cho 20 lít hồ, sau vài ngày rêu nhớt xanh sẽ biến mất hoàn toàn.
+ Trồng nhiều cây thủy sinh phát triển nhanh
Rêu nước xanh (Green water)
Dấu hiệu: Khi loài rêu hại bùng phát khiến nước trong hồ thủy sinh biến thành màu xanh rất khó chịu, gây mất thẩm mỹ cho bể nuôi.
Nguyên nhân:
+ Hồ thủy sinh mới setup, hệ vi sinh chưa ổn định
+ Ánh sáng quá nhiều, thời gian chiếu sáng quá lâu
+ Dư thừa lượng NH3 trong hồ quá nhiều
+ Do cá cảnh, tép cảnh chết quá nhiều vi sinh phân hủy không kịp
Phòng ngừa rêu nước xanh trong hồ thủy sinh
+ Sử dụng đèn UV để tiêu diệt rêu nước xanh trong vài ngày
+ Hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào hồ thủy sinh.
+ Sử dụng thêm baking soda (NaHCo3), dùng cỡ 10 gram cho 100 lít hồ.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.