Quản lý những cơn đau khi làm việc tại nhà
Quản lý những cơn đau khi làm việc tại nhà
Khái niệm:
- Đau phía sau cổ, vùng gáy liên quan tới cơ, gân, dây chằng, dây thần kinh… khu trú vùng cổ
- Đau < 6 tuần: đau cổ cấp; 6-12 tuần đau bán cấp và >12 tuần đau mạn tính
- Đau cổ do nhiều nguyên nhân khác nhau: vẹo cổ cấp, thoái hóa…
Dịch tễ:
- 2/3 dân số có đau cổ một lần
- Tỉ lệ đau cột sống cổ thông thường: 12,1/1000 dân
- Tỉ lệ đau CS cổ ước tính: 1,7-11,5%
- 10% tập phục hồi chức năng
- Tỉ lệ ngày càng tăng do dân số già ↑, ↑ làm việc nhiều giờ với máy tính
Giải phẫu vùng cổ
- 7 đốt sống cổ: vùng di động nhất
- Giữa các đốt sống: đĩa đệm
- Nối với nhau = dây chằng, gân
- Cơ ức đòn chũm và cơ thang
- Giúp giữ vững cổ và chuyển động
- Chia cột sống cổ 2 đoạn:
+ Cổ trên: C1-C2
+ Cổ dưới: C3-C7
- Biên độ:gấp, duỗi 70-800, xoay 100, nghiêng 25-45 0
- Chức năng:
+ Giữ vững đầu
+ Chuyển động đầu theo không gian 3 chiều
+ Định hướng không gian
+ Điểm cố định của xương bả vai và chi trên
Phân loại đau cột sống cổ
Bệnh lý đau cổ ko đặc hiệu (đau cổ thông thường)
- Đau cổ do căng và co cứng cơ: duy trì 1 tư thế trong vài giờ hoặc lặp lại động tác sai tư thế → co cứng cơ cổ, vai kéo dài→ đau
- Đau cổ sau chấn thương (L’entorse cervicale; whiplash): do giãn dây chằng vùng cổ, đứt 1 phần hoặc hoàn toàn → đốt sống cổ bị xoắn vặn, vượt khỏi biên độ BT
+ Hay gặp trong tai nạn ô tô từ phía sau (cổ bị gập đột ngột, sau đó kéo căng ra sau) hoặc va chạm trong thể thao, thợ lặn…
+ Hồi phục 4-6 tuần
Bệnh lý đau cổ không đặc hiệu (đau cổ thông thường)
- Vẹo cổ cấp: xuất hiện đột ngột thường vào ban đêm do tư thế ngủ ko tốt hoặc do chuyển động đột ngột. Đau do co cứng cơ vùng cổ như cơ ức đòn chũm, cơ thang…). Đau buốt kèm theo khó cử động cổ gập và xoay. Đầu bị kẹt ở một vị trí nhất định
Bệnh lý đau cổ đặc hiệu
- Đau cổ ở người lớn tuổi: do thoái hóa; hẹp ống sống; thoát vị đĩa đệm. Đau ở vị trí thấp của cổ; đau thường xuyên, ↓ khả năng vận động cổ
- Đau cổ do các bệnh lý khớp viêm (10%): Viêm khớp dạng thấp, viêm CSDK, viêm đốt sống đĩa đệm nhiễm khuẩn…
- Đau cổ do các nguyên nhân ác tính
- Đau cổ do viêm màng não
Những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong đau cổ đặc hiệu:
+ Mất vận động hoặc cảm giác chi trên:
tổn thương thần kinh
+ Sốt
+ Đau đầu
+ Ra mồ hôi về đêm
+ Rối loạn ý thức
+ Đau ngực
+ Khó thở
Theo hiệp hội chống đau cổ (4 mức độ)
- Độ 1: Không có tổn thương cấu trúc; không hoặc ảnh hưởng ít đến cuộc sống hàng ngày; ko cần điều trị chuyên sâu
- Độ 2: Không có tổn thương cấu trúc; ảnh hưởng đáng kể dến CS hàng ngày; cần điều trị giảm đau và vận động sớm
- Độ 3: Không có tổn thương cấu trúc; có tổn thương thần kinh; cần điều trị xâm lấn
- Độ 4: Tổn thương cấu trúc (gãy xương, bệnh lý tủy cổ, K, bệnh toàn thân) cần chẩn đoán và điều trị tích cực
Trong chấn thương phân 5 mức độ:
- Độ 0: Không có biểu hiện
- Độ 1: Đau vùng cổ, không có dấu hiệu lâm sàng
- Độ 2: Đau vùng cổ, dấu hiệu tổn thương cơ vùng cổ
- Độ 3: Đau vùng cổ + dấu hiệu tổn thương thần kinh, tủy sống
- Độ 4: Đau cổ, gãy và di lệch đốt sống
Cơ chế đau cổ thông thường
- Hoạt động lặp đi lặp lại của sợi cơ → co cơ
- Co thắt sợi cơ → kích thích thụ thể đau nằm giữa các sợi cơ
- Tăng nhạy cảm các điểm đau khi ↑ áp lực trong cơ (chấn thương). ↑ giải phóng acetylcholine, co cơ (thiếu máu trong cơ) → kích thích thụ thể đau
- Thiếu máu và thiếu oxy (do chèn ép) →cytokine
- Tương tác giữa hệ thần kinh và hoạt động của cơ
- Cơ chế sinh hóa: lactat, pyruvate, serotonin, glutamate, bradykinin
Chẩn đoán đau cổ thông thường
- Lâm sàng:
+ Đau và cứng cổ
+ Vận động cổ bị hạn chế
+ Vị trí: trên cổ, trên lưng và 2 vai
+ Chóng mặt, đau đầu
+ Đau kiểu rễ nếu có chèn ép: tê bì, kiến bò, yếu chi trên
+ Không sốt, ko thay đổi toàn trạng
- X quang: BT hoặc trượt ĐS cổ nếu do chấn thương
Xét nghiệm: Bình thường
- Các yếu tố nguy cơ:
+ Nữ > nam
+ Người chơi môn thể thao ><: đấm bốc, bóng đá, hockey. Cầu thủ chuyền bóng bằng đầu. Chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại lâu ngày
+ Nghề nghiệp: giữ cổ tư thế gấp >20o, duỗi kéo dài (họa sỹ, làm việc với kính hiển vi, máy tính); làm việc với tay ở trên của vai → đau cổ + nửa trên thân mình, đặc biệt ngồi lâu ở tư thế xấu
+ Người đã có tổn thương cổ
Các yếu tố nguy cơ khác:
+ Béo phì
+ Hút thuốc lá ↑ nguy cơ Loãng xương → gẫy xương, ↑ thoái hóa CS
+ Làm việc căng thẳng
+ Môi trường làm việc: âm thanh, ánh sáng, không gian, nhiệt độ…
+ Hoạt động thể lực cường độ cao, ko phù hợp
+ Bất thường CS cổ: cong vẹo, trượt đốt sống …
+ Sử dụng gối ko phù hợp: quá mỏng, quá dày hoặc ko nâng đỡ đầu tốt
Điều trị đau cổ thông thường
Dự phòng:
- Tổ chức công việc: ↓ lặp đi lặp lại
+ Sau 2h thay đổi công việc
+ Xen kẽ việc lặp lại và không lặp lại
+ Nghỉ lặp lại: phục hồi ngắn hạn
• Việc nặng: nghỉ 5’ sau mỗi 45-60’
• Việc nhẹ: nghỉ 15’ sau mỗi 2h
• Tập thể dục lúc nghỉ
• Hàng ngày dành >1h tập kéo giãn cổ lưng
- Môi trường làm việc: nhiệt độ, ánh sáng, tư thế làm việc phù hợp
Dự phòng:
Điều chỉnh vị trí, tư thế ngồi làm việc cho phù hợp:
+ Ghế, màn hình máy tính ngang tầm mắt để đầu ko bị quá xa về phía trước hoặc phía sau,
+ Cẳng tay đặt thẳng trên bàn làm việc, vai lỏng; lưng càng thẳng càng tốt,
+ Bàn chân đặt lên sàn
+ Thực hiện động tác an toàn khi luyện tập thể lực
+ Trong ô tô điều chỉnh độ cao tựa đầu đúng (mắt ở giữa độ cao của tựa đầu)
+ Thực hành các bài tập tăng sức mạnh cơ cổ và thân
+ Giữ tư thế đúng và điều chỉnh tư thế nếu cần
+ Luyện tập thể thao cần bảo vệ mình bằng dụng cụ, rèn luyện cơ bắp
+ Không nằm sấp khi ngủ, ko nghiêng quá về 1 bên, ko để tay quá đầu (chèn ép vào mạch máu, TK).
+ Tư thế tốt: Nằm thẳng hoặc nghiêng lưng thẳng với một gối mỏng
Điều trị
- Không dùng thuốc
+ Pha cấp: nghỉ ngơi vài ngày, tránh cử động cổ với biên độ lớn
+ Kéo giãn nhẹ nhàng theo hướng ko gây đau: quay cổ sang trái, sang phải, về giữa; nghiêng cổ về phía vai trái, vai phải
+ Tránh đeo vòng cổ
+ Đau cấp do chấn thương: chườm đá 3-4 lần/ngày, mỗi lần 10 phút
- Điều trị dùng thuốc:
+ Thuốc giảm đau: Paracetamol, NSAIDs…
+ Thuốc giãn cơ
Tác dụng phụ của NSIADs
Cơ quan |
Tác dụng phụ của NSAIDS |
Tiêu hóa |
+ Viêm loét dạ dày, tá tràng + Các biến chứng của loét (chảy máu, thủng + Chảy máu đường tiêu hóa trên và dưới |
Tim mạch |
Tăng huyết áp, huyết khối, nhồi máu cơ tim, … |
Thận |
+ Giữ muối, tăng cân và phù + Hoại tử mao mạch, viêm thận kẽ cấp + Suy thận cấp, làm nặng thêm suy thận mạn tính |
Gan |
Tăng men gan, H/c Reye (aspirin) |
Hen, dị ứng |
Làm nặng thêm bệnh đường hô hấp do aspirin |
Da |
Viêm da tăng mẫn cảm, HC Stevens-Johnson |
Huyết học |
Giảm tế bào máu |
Thần kinh |
Chóng mặt, lẫn, co giật, VMN vô khuẩn |
Tác dụng phụ trên tiêu hóa
Tác dụng phụ trên dạ dày-ruột
- Các biến cố không đặc hiệu: ợ hơi, đau bụng, tiêu chảy
- Nặng: Loét, chảy máu, thủng, tắc nghẽn, có thể đe dọa tính mạng
- Biến chứng có thể thầm lặng
- Tổn thương có thể trên toàn bộ đường tiêu hóa
- Có bằng chứng NSAIDs có thể ↑ nguy cơ gây đột qụy, bệnh mạch vành, huyết khối, tăng huyết áp
- Sự kiện Viox (rofecoxib) rút khỏi thị trường chứng tỏ liệu các NSAIDs chọn lọc COX-2 có nguy cơ tim mạch ↑ hơn các NSAIDs không chọn lọc?
- Mọi NSAIDs đều có nguy cơ tim mạch ở mức độ khác nhau
- Tiến triển:
+ Đau cổ cấp có thể cải thiện sau 24-48h
+ Kết hợp với tập luyện kéo giãn cổ nhiều lần/ngày
+ Trước kéo giãn có thể chườm nóng
+ Tiêm corticoid
+ Phẫu thuật nếu có chèn ép
+ Chấn thương cổ: không nên nẹp cổ, nghỉ ngơi vài ngày sau đó luyện tập. Có thể dùng NSAIDs
THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ
- Lâm sàng:
+ Do tổn thương đĩa sụn, gặp ở nữ >35 tuổi; nam >50 tuổi
+ Đau và cứng cổ
+ Vận động cổ bị hạn chế
+ Vị trí: trên cổ, trên lưng và 2 vai
+ Chóng mặt, đau đầu do chèn ép động mạch đốt sống
+ Đau kiểu rễ nếu có chèn ép: tê bì, kiến bò, yếu chi trên
- Cận lâm sàng:
+ X quang: hình ảnh thoái hóa
+ Xét nghiệm: Bilan viêm bình thường
- Điều trị: Thuốc giảm đau, thuốc chống thoái hóa, đeo nẹp cổ ko liên tục, kéo giãn CS cổ và vật lý trị liệu
ĐAU CỘT SỐNG CỔ DO VIÊM
- Lâm sàng:
+ Đau về đêm
+ Có thể kèm theo sốt
+ Đáp ứng kém với điều trị
+ Cứng cột sống
- Xét nghiệm: Bilan viêm (+)
- Nguyên nhân: Viêm CSDK, Kahler, Metastase
Tế bào máu ngoại vi, Máu lắng:
- Nếu máu lắng rất cao thận trong với bệnh lý nhiễm khuẩn, ác tính
Các xét nghiệm sinh hóa cơ bản
- Bilan viêm
- Bilan calxi - phospho
X quang thường quy
- Tư thế thẳng
- Nghiêng
- Chếch (một số trường hợp)
Xạ hình xương (Scintigraphy)
• K di căn hoặc viêm đĩa đệm-ĐS, cốt tuỷ viêm
Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan): Tốt với xương
• Phát hiện thay đổi cấu trúc đốt sống, hẹp ống sống
Chụp cộng hưởng từ trường (MRI) Tốt: mô mềm
• Đánh giá mô mềm và xương, khối u, pp tốt nhất để CĐ TVĐĐ
Điện cơ: phân biệt tổn thương nguồn gốc thần kinh, cơ
ĐAU CỘT SỐNG CỔ DO LAO
ĐAU CỘT SỐNG CỔ DO VKDT
ĐAU CỘT SỐNG CỔ DO KHỐI U TỦY
ĐAU CỘT SỐNG CỔ ĐỐI CHIẾU
• Đau dây thần kinh Acnaud
• Đau do phình tách mạch đốt sống hoặc mạch cảnh
• Đau khớp vai
• Đau cột sống ngực
• Đau do bệnh Tim mạch
KẾT LUẬN
• Đau cột sống cổ rất thường gặp
• Đau cổ thông thường liên quan tới nghề nghiệp, tư thế làm việc
• Cần chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân đau cổ do thoái hóa và do viêm
• Điều trị: nghỉ ngơi, vật lý trị liệu, NSAIDs, giãn cơ và điều trị tại chỗ
• Dự phòng: tránh các tư thế xấu trong khi làm việc và nghỉ ngơi.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.