Phương pháp tắm nước lạnh đúng, khi nào nên, không nên tắm nước lạnh

11/12/2018 8:40:42 AM
Tắm bằng nước lạnh không những khiến cho tinh thần chúng ta phấn chấn, mà còn làm cho cơ thể có khả năng miễn dịch đối với bệnh tật, nhiệt độ cơ thể khi tăng lên hoặc giảm xuống đột ngột mà không bị cảm.

 

Tắm bằng nước lạnh không những khiến cho tinh thần chúng ta phấn chấn, mà còn làm cho cơ thể có khả năng miễn dịch đối với bệnh tật, nhiệt độ cơ thể khi tăng lên hoặc giảm xuống đột ngột mà không bị cảm.

Chúng ta tạm coi cơ thể như một doanh trại quân đội. Khi nước lạnh- kẻ địch này đột nhập vào trong doanh trại, người lính gác cảm nhận nhiệt độ trên da chúng ta lập tức truyền thông tin lên bộ tư lệnh là não bộ. Bộ tư lệnh truyền đạt mệnh lệnh xuống: "Toàn quân sẵn sàng chiến đấu". Các cơ quan phòng vệ của cơ thể sẽ nhanh chóng ở vào trạng thái cảnh giác cao độ. Cả người bạn cũng trở nên hưng phấn. Nếu như nước lạnh thường xuyên kích thích da bạn, thì cũng giống như bạn luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Những chiến sỹ do được rèn luyện với trạng thái chiến đấu thường xuyên mà trở nên dày dạn kinh nghiệm chiến đấu. Như vậy khi quân địch có ý định xâm lấn, cơ thể chúng ta có thể sẵn sàng nghênh chiến. Không những nhiệt độ bên ngoài lúc cao lúc thấp mà khi có vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, nó cũng có thể bình tĩnh đối phó. Đây chính là nguyên nhân tại sao tắm bằng nước lạnh có tác dụng rèn luyện thân thể. Tuy nhiên tắm nước lạnh cũng cần được rèn luyện và đứng phương pháp. Chúng ta cũng nên biết khi nào không nên tắm nước lạnh và khi nào thì nên?

Phương pháp đúng để tắm nước lạnh và luyện tập cho cơ thể

+ Đưa cơ thể về trạng thái bình thường trước tắm.

+ Tưới nước vào 2 bàn chân, 2 bàn tay. Xoa nước lên mặt. Bắp tay, bắp đùi, vùng bẹn chịu nước lạnh tốt hơn ngực, bụng, lưng và ngáy do đó hãy để những bộ phận chịu lạnh tốt làm quen trong 2-3 phút

+ Trước khi tắm nước lạnh nên dùng khăn mặt nhúng nước lạnh lau qua người một lần.

+ Kì kỹ cho đến đỏ lên mới thôi, cơ thể sẽ dần thích nghi với nước lạnh.

+ Dùng 2 bàn tay thấm nước lạnh xoa khắp các vùng trên cơ thể tối thiểu 5 phút, nhịp tim và phổi sẽ làm việc rất mạnh khi cơ thể tiếp xúc với nước lạnh. Nếu tim không được khoẻ, hay người có tuổi hãy để nhịp tim tăng chậm trong 5 phút.

+ Hãy hít sâu và thở mạnh để máu có nhiều oxy đốt mỡ, tạo nhiệt lượng

+ Lúc mới đầu thời gian tắm không quá 5 phút, saụ tăng dần lên từ 15 đến 20 phút. Nên tăng từ từ và đàm bảo thường xuyên luyện tập.

+ Dùng nước lạnh để tắm và rèn luyện cơ thể nên bắt đầu vào mùa hè, nhất là sáng sớm, hàng ngày dùng nước lạnh để tắm rửa kỳ cọ.

Nhưng nếu trong người không được khỏe, hoặc đang có bệnh, không được áp dụng phương pháp luyện tập này và cũng tránh không áp dụng phương pháp luyện tập này trong vòng 30 phút trước và sau bữa ăn.

Khi nào nên và không nên tắm nước lạnh

Không nên tắm nước lạnh khi nào?

+ Vừa vận động mạnh xong, toát mồ hôi

+ Vừa uống rượu bia xong

+ Vừa quan hệ tình dục xong

+ Lao động cả ngày mệt mỏi

+ Người đang bị lạnh

+ Huyết áp thấp, có tiền sử tim mạch.

+ Cảm, cúm

Khi nào nên tắm nước lạnh?

+ Cơ thể ở nhiệt độ bình thường - không nóng - không lạnh - không toát mồ hôi

+ Sáng - trưa - chiều đều được, nhưng tránh buổi tối. Tối tắm nước lạnh, bộ não hưng phấn có thể gây mất ngủ

+ Trước khi đi thi, đi làm, hoặc làm công việc cần động não. Tắm nước lạnh dọn sạch mớ hỗn độn trong đầu, giúp bạn tập trung, tỉnh táo hơn.Cũng giống như buồn ngủ, rửa mặt nước lạnh vậy.

+ Trước khi làm tình có thẻ gây ra hưng phấn. Như đã nói ở trên endorphine và testosterone được kích thích sinh ra trong lúc tắm nước lạnh

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác