Phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở cá betta (Phần 2)

9/21/2018 2:29:33 PM
Tiếp nối phần 1 chúng tôi cung cấp thêm một số bệnh thường gặp ở cá betta và cách chữa trị, phòng ngừa khi cá betta mắc phải.

 

Tiếp nối phần 1 chúng tôi cung cấp thêm một số bệnh thường gặp ở cá betta và cách chữa trị, phòng ngừa khi cá betta mắc phải.

Bệnh sưng mắt (Pop Eye) ở cá betta

Biểu hiện: Cá bị sưng tây một bên mắt hoặc cả hai bên. Con ngươi lòi hẳn ra khỏi hốc mắt đôi khi bị mờ đục.

Nguyên nhân: Do cá bị nhiễm khuẩn, môi trường nước của cá bẩn hoặc do bị những con cá khác trong bể tấn công

Điều trị: Khi cá bị sưng mắt hãy cách ly cá với các con cá khác để cá có thời gian tự phục hồi vết sưng, thay nước nuôi trong bể thường xuyên. Dùng muối MgSO4 ngậm nước dùng 1 muỗn trà/ 20 lít, sau 3 ngày giảm còn nửa muỗng

Nếu cả hai mắt của cá đều bị sưng có thể cá bị nhiễm khuẩn lúc này điều trị bằng thuốc bằng Maracyn, Penicillin hay Tetracycline hoặc sử dụng kháng sinh Neomycin sulphate 250 mg/ 4 lít.

Phòng bệnh: Thường xuyên thay nước nuôi trong bể, tránh thả những con cá hung dữ trong bể nuôi.

Bệnh sình bụng (Dropsy) ở cá betta

Biểu hiện: Bụng cá căng đầy nước không có khả năng đào thải phần bụng căng phồng vảy cá rộp lên như quả thông.

Nguyên nhân: Do cá betta bị nhiễm virus , tổn thương nội tạng, suy thận vì sử dụng quá nhiều thuốc hay thuốc quá mạnh.

Điều trị: Bệnh sình bụng ở cá betta rất khó chữa trị nếu xác định được nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn và được phát hiện sớm có thể chữa trị cho cá. Ngâm cá trong nước muối có thể giúp tiêu bớt chất lỏng trong mình cá. Có một loạt các loại thuốc dùng để chữa bệnh sình bụng do nhiễm khuẩn nội tạng. Các loại thuốc chữa bệnh ngoài da không có tác dụng trong trường hợp này.

Bệnh đốm đỏ

Biểu hiện: Trên cá xuất hiện những đốm đỏ li ti đôi khi tập trung thành từng vung nhỏ quanh thân cá

Nguyên nhân được xác định do vi khuẩn Aeromonas salmonicida nhiễm vào máu và lan truyền khắp cơ thể, nội tạng

Điều trị: Sử dụng thuốc chữa bệnh ngoài da như hydrogen peroxide hay formalin/formol để tắm cho cá.

Phòng bệnh: Thay đổi nước nuôi thường xuyên, dọn bể cá cách 3 tuần dọn 1 lần. Kiểm tra tra các nguyên nhân làm cá bị căng thẳng, pH, ammonia, nitrite, nitrate và những vật chủ trung gian truyền bệnh

Triệu chứng bướu ở cá betta

Biểu hiện: Xuất hiện những vết căng phồng, chỉ nổi lên một phía của cá nằm ở gần đuôi cá xù lên như bắp cải và lớn dần sau vài tuần.

Nguyên nhân: Do nhiễm siêu vi Lymphocystis, ký sinh hoặc các loại

Điều trị: Một vài người thấy cá nổi bướu thường lặn bướu nhưng chỉ một thời gian sau bướu lại phát triển. Hiện bệnh chưa có phác đồ điều trị.

Bệnh ký sinh (parasite) ở cá betta

Biểu hiện: Cá lờ đờ, chán ăn, thở gấp và gầy ốm, ít ăn.

Nguyên nhân: Do một số loại ký sinh tác động bên ngoài bên trong cơ thể cá betta

Điều trị: Sử dụng muối đồng, formalin và malachite green điều trị bệnh ký sinh ở các betta. Cách ly cá bị bệnh ra khỏi bể nuôi tập trung. Sát trùng các dụng cụ,bể nuôi, vợt vớt cá sau khi tiếp xúc với cá bệnh.

Bệnh nhiễm virus ở cá betta

Biểu hiện: Bệnh nhiễm virus ở cá rất khó phát hiện trừ trường hợp đem cá quan sát dưới kính hiển vi.

Nguyên nhân: giống như các bệnh ký sinh, nấm, nhiễm khuẩn trú ngụ bên trong cơ thể cá betta.

Điều trị: Không có loại thuốc thực sự chữa bệnh nhiễm virus, cá bị bệnh nên được cách ly và thay nước thường xuyên để chúng tự hồi phục.

Bệnh giun sán ở cá betta:

Thông thường nên tẩy giun cho cá betta nhằm loại bỏ giun ký sinh trong ruột cá. Hãy để cá bị nhịn đói từ 1-2 trước khi cho tẩy giun.

Cách tẩy giun: Tán nhuyễn  Fugacar trộn chung với nước ép cà rốt cho đến khi tan hoàn toàn. Trộn hỗn hợp với thịt bò xay nhuyễn nhào thật kỹ. Dùng nhíp ngắt từng viên nhỏ cho cá ăn.

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác