Phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở cá betta (Phần 1)
Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng cá betta do môi trường nuôi dưỡng, thức ăn chưa được hợp vệ sinh, nhiễm bệnh từ cá khác khiến cá betta mắc một số loại bệnh. Việc kiểm tra, chuẩn đoán điều trị bệnh không đúng cách sẽ khiến cá bị bệnh càng nặng thêm thậm chí dẫn tới cá bị chết do điều trị bệnh không đúng cách. Dưới đây là cách xác định biểu hiện, nguyên nhân gây từng loại bệnh cho cá betta để từ đó tìm ra phương pháp điều trị bệnh thích hợp cho cá betta
Bệnh thối vây ở cá betta
Biểu hiện: Viền cây cá betta bị mất màu. Ban đầu viên viên cá màu nâu, trắng nhưng sau đó lan rộng ra toàn bộ vây, vây cá có hanh đỏ. Đuôi cá betta bắt đầu bị tưa, khi bệnh trầm trọng phần vây cá bị thối và rụng ra nổi lên trên mặt nước. Bệnh làm hỏng toàn bộ vây của cá, mở đường cho bệnh nấm phát triển.
Nguyên nhân: Bệnh xảy ra khi cá bị căng thẳng, suy giảm khả năng miễn nhiếm đối với các loại vi khuẩn có sẵn trong môi trường xung quanh.
Điều trị: Xác định nguyên nhân nào làm cá nhiễm bệnh bao gồm nước nuôi, thức ăn, cá ăn quá no. Sử dụng thuốc điều trị bệnh thối vây gồm Melafix, Maracyn, muối hay hydrogen peroxide (H2O2) hoà vào nước hay bôi lên vùng vây nhiễm bệnh. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Tetracycline và Sulfa Sulfa trong trường hợp bất khả kháng. Thay nước sạch cho bể nuôi, sử dụng muối hay nước lá bang để điều trị bệnh.Thay nước 1-2 lần/ngày và cho thêm 1-2 giọt formol. Cũng có thể sử dụng ampicillin kết hợp với tetracycline để trị bệnh thối vây ở cá betta.
Phòng bệnh: Thay nước thường xuyên, vệ sinh bể nuôi sạch sẽ. Cách ly những con cá betta bị bệnh khỏi bể nuôi tránh nguy cơ lây lan bệnh ra những con cá khác. Kiểm tra cá betta thường xuyên phát hiện dấu hiệu chớm bệnh hãy điều trị ngay lập tức.
Bệnh đốm trắng ở cá betta
Biểu hiện: Cơ thể cá betta xuất hiện những đốm trắng như hạt muối hay cát phủ khắp cơ thể. Khi mắc bệnh cá bơi giật cục, cố tình quét thân mình vào các vật thể trong hồ như rong rêu, đá, hòn non bộ,.., để giảm bớt khó chịu
Nguyên nhân: Do ký sinh trùng trú ngụ ở bên dưới lớp da của cá betta gây nên. Ký sinh trùng phát triển rất nhanh nên cần phát hiện nhanh chóng và điều trị kịp thời cho cá betta.
Điều trị:
Khi phát hiện cá bị bệnh cần chuyển sang bể nuôi khác để điều tị bệnh. Tăng nhiệt độ nước nuôi trong bể lên 32 độ C nhằm rút ngắn chu trình phát triển của ký sinh. Tắm nước muối cho cá betta giúp loại bỏ ký sinh trùng bám vào da cá.
Nếu như cá bị bệnh đốm trắng nặng quá dùng hóa chất có chứa muối đồng như Coppersafe hay Aquarisol. Điều trị 4 đợt mỗi đợt kéo dài từ 3-4 ngày thay khoảng 50% nước trong bể nuôi mỗi lần điều trị. Tiếp tục điều trị trong 2 tuần để đảm bảo tất cả cá ký sinh bị tiêu diệt hết. Tại Việt Nam thuốc điều trị bệnh đốm trắng thường dùng nhất là methylene blue điều trị theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất.
Phòng bệnh: Tránh làm cá betta cảm thấy căng thẳng và giảm sức đề kháng. Vệ sinh môi trường nước bể thường xuyên, nhiệt độ nước cần duy trì ổn định, không biến đổi đột ngột thức ăn, không để cá ăn quá no. Cách ly cá mới, cây thủy sinh để đảm bảo cá betta không bị lây bệnh từ bên ngoài.
Bệnh nấm ở cá betta:
Biểu hiện: Cá betta xuất hiện những búi màu trắng hoặc xám như cục bông gòn trên thân, vây hay mang. Những chỗ bị nấm thường có những sợi nấm mọc ra như tóc. Bệnh thường nhầm lẫn với bệnh nở miệng.
Nguyên nhân: Bệnh nấm vốn dĩ xuất hiện trong bể nuôi nhưng khi cá yếu, mất sức đề kháng hoặc bị thương hay mắc một số bệnh trước đó khiến cá betta bị bệnh nấm.
Điều trị: Xác định nguyên nhân khiến cá bị bệnh do nước nuôi bị bẩn, nồng độ độ ammonia tăng, bị cá khác tấn công sức khỏe cá betta bị suy giảm khiến bệnh nấm phát triển. Cách ly cá ra bể khác để trị bệnh, sử dụng malachite green, muối, tăng nhiệt độ, methylene blue, formalin hay hydrogen peroxide. Bôi trực tiếp lên vết nấm, không để thuốc dính vào mang cá vì nó có thể giết chết cá.
Phòng bệnh: Thường xuyên dọn dẹp bể cá, thay nước sạch. Những con cá dữ nên nuôi thả trong bể riêng không nhốt chung với cá betta. Kiểm tra nồng độ ammonia trong nước thường xuyên bằng dụng cụ đo nước.
Bệnh lở miệng ở cá betta (bệnh Columnaris)
Biểu hiện: Vi khuẩn gây bệnh thường trú ngụ ở đầu, môi, miệng và bên trong miệng của cá khi cá mắc bệnh sẽ xuất hiện những vết xùi như cục bông gòn. Bệnh thường bị nhầm với bệnh nấm thực sự. Bệnh còn xuất hiện hiện dưới dạng những đốm màu nâum vàng, trắng, trắng-xám ở trên đầu, vây, mang hay thân.Xung quanh vị trí nhiễm bệnh thường có quầng đỏ.
Nguyên nhân: Do cá mắc một bệnh khác và suy giảm hệ miễn dịch thì bị bệnh này tấn công. Nhiệt độ tăng nước đột ngột, nước bể bẩn, nuôi quá nhiều cá, nồng độ ô-xy hòa tan thấp, nồng độ nitrite tăng, thức ăn thừa quá nhiều.
Điều trị: Khi cá nhiễm bệnh lở miệng không nên tăng nhiệt độ nước như vẫn làm với bệnh nấm và bệnh ký sinh vì sẽ làm vi khuẩn bùng phát mạnh hơn. Dùng Malachite green, muối, Melafix hay kháng sinh trong trường hợp bất khả kháng (như Spectrogram, Furanace hay Sulfa) để điều trị bệnh lở miệng.
Phòng bệnh: Duy trì nhiệt độ nước ổn định, thường xuyên thay nước trong bể nuôi không để nước bị dơ. Kiểm tra nồng độ oxy, nồng độ nitrite trong nước bằng dụng cụ đo nước thông dụng. Không cho cá ăn quá nhiều thức ăn, lượng thức ăn môi bữa vừa đủ.
Bệnh nấm nhung (velvet) ở cá betta:
Biểu hiện: Bệnh trú ngụ bên dưới lớp da của cá, phát triển từ những đốm nhỏ li ti trên mình cá. Cá betta bị nhiễm bệnh sẽ bơi giật cục, cố cọ quẹt thân mình lên các vật thể trong bê nuôi, thở gấp gáp.
Nguyên nhân: Do ký sinh trùng hình que (dinoflagellates), thay đổi nhiệt độ bể nuôi đột ngột, lây nhiễm bệnh từ cây thủy sinh ở bên ngoài.
Điều trị: Tăng nhiệt độ nước để chu trình sinh trưởng của ký sinh diễn ra nhanh hơn. Tắm bằng nước muối làm ký sinh rời khỏi mình cá. Sử dụng hoá chất có chứa muối đồng như Coppersafe hay Aquarisol cũng điều trị rất hiệu quả.
Phòng bệnh: Cách ly cá mới và cây thủy sinh để đảm bảo cá không bị lây bệnh từ bên ngoài. Không nên thay đổi nhiệt độ hồ một cách đột ngột. Bỏ túi đựng cá vào hồ mới khoảng 15 phút để nhiệt độ hai bên cân bằng trước khi thả cá. Vệ sinh hồ cá bằng xà bông tiệt trùng tránh bệnh lây lan.
Bệnh xù mang ở cá betta
Biểu hiện: Cá bị xù mang vẫn ăn uống nhưng ngày càng ít đi, cá lờ đờ, nổi trên mặt nước và sau cùng bị chết. Cá bệnh nặng, vùng vảy xù có dịch trắng như mủ, nếu khều ra sẽ bật máu. Bệnh sẽ để lại di trứng như teo mang không thể phùng mang như thông thường.
Nguyên nhân: Hiện tại chưa xác định được tác nhân gây bệnh nhưng không phải là nấm. Bệnh lây lan rất nhanh và dai dẳng.
Điều trị: Sử dụng thuốc RID PROTOZOAN với liều lượng 2 giọt/2 lít nước. Kết hợp ngâm thuốc với tetra Nhật t chữa trị liên tục trong 2-3 tuần, sau mỗi tuần nên thay nước và giảm liều lượng thuốc còn 1 giọt/ 2 lít.
Phòng bệnh: Thay bể nuôi mới, tẩy rửa hoàn toàn những dụng cụ trong bể nuôi, rửa bằng xà bông tiệt trùng tránh mầm bệnh lây lan.
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)
Các tin khác
-
Vì sao những loài cá mập này nguy hiểm nhất đại dương?
Cá mập là một trong những loài vật nguy hiểm rất trên thế giới chúng mệnh danh là sát thủ đại dương hiếm loài vật nào có thể thoát khỏi sự truy đuổi của chúng. -
Loài cá mập hổ có sợ hãi khi gặp bão lớn trên biển hay không?
Loài cá mập hổ sinh sống nhiều ở khu vực đại dương nhiệt đới và ôn đới, các hòn đảo trung Thái Bình Dương, khu vực biển thường xuất hiện những cơn bão lớn, biển động. Vậy khi xảy ra bão trên biển loài cá mập hổ liệu có sợ hãi? -
Cá voi con làm thế nào để bú sữa mẹ ở dưới đại dương
Chúng ta đều biết rằng cá heo là loài động vật có vú sinh sống dưới biển nên cúng sẽ nuôi con bằng sữa mẹ. Nhưng làm thế nào để cá voi con bú được sữa mẹ ở trong đại dương hẳn nhiều người chưa biết -
Nhựa làm từ rong biển có thể giải quyết ô nhiễm đại dương?
Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Tel Aviv, Israel đã tạo ra một loại nhựa phân hủy sinh học, sử dụng polyme rong biển. Họ hy vọng sẽ giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm đại dương. -
Nhựa đang gây hại cho sinh vật biển, con người ra sao?
Bạn có biết rằng trong tôm cua cá bình thường chúng ta ăn, thường có những mẩu nhựa nhỏ mà chúng ta không biết. Các nhà khoa học đang chạy đua để tìm hiểu xem điều đó có tác động gì đối với sức khỏe của con người. -
Thải rác trên đại dương: Nguyên nhân, ảnh hưởng và giải pháp
70% trái đất là nước, đại dương và biển tiếp tục phải đối mặt với tất cả các hình thứcthải rác trên đại dương, đặc biệt là về các chất thải vật liệu từ các ngành công nghiệp, hệ thống thoát nước, tàu chở dầu và nhà máy. -
Tại sao cá mập không có xương?
Trong đại dương cá mập được ví như sát thủ ninja kiêm ma cà rồng, chúng có thể tiêu diệt con mồi chỉ trong tích tắc với những nhát cắn đầy uy lực. -
Ngạc nhiên trước khả năng nhịn đói của cá mập voi
Loài cá mập voi khiến chúng ta phải trầm trồ than phục khả năng nhịn ăn của chúng. Trong hoang dã cá mập voi có thể không cần ăn nhiều trong cả tuần thậm chí cả tháng -
Dòng hải lưu chảy trên biển là gì?
Khi đi trên biển khá nhiều người nhắc đến dòng hải lưu chảy trên biển. Vậy dòng hải lưu đó thực chất là gì? Nguyên nhân nào hình thành lên dòng hải lưu hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé -
Loài nào khiến các mập trắng lớn phải dè chừng?
Cá mập trắng lớn được mệnh danh là những sát thủ đáng sợ với con người và các sinh vật biển. Nhưng có một loài trong đại dương khiến cá mập trắng phải dè chừng và nhanh chóng tránh xa, đó là loài nào vậy?