Phòng và điều trị bệnh sưng vòi, nội ký sinh trùng Perkinsus Spp ở tu hài

12/2/2019 3:13:00 PM
Tu hài sinh sống chủ yếu ở các vùng bãi bồi, vùng trũng ven biển nơi có thủy triều lên xuống hàng ngày. Khi tu hài nhiễm bệnh thường sẽ lây lan nhanh chóng thậm chí là chết hàng loạt.

 

Tu hài sinh sống chủ yếu ở các vùng bãi bồi, vùng trũng ven biển nơi có thủy triều lên xuống hàng ngày. Khi tu hài nhiễm bệnh thường sẽ lây lan nhanh chóng thậm chí là chết hàng loạt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn người nuôi cách phòng và điều trị bệnh sưng vòi và Perkinsus Spp ở tu hài.

Bệnh sưng vòi ở tu hài

Dấu hiệu: Bệnh sưng vòi xuất hiện ở tu hài giống bé và tu hài giống lớn. Khi tu hài nhiễm bệnh sẽ trải qua 4 giai đoạn phát triển với tiến trình như sau: sưng vòi=> xung quanh vòi được bao bọc màng trắng nước=> vòi bị sùi lên và lớp biểu mô vòi bị bong tróc=> vòi bị teo và chết.

Khi tu hài mắc phải bệnh sưng vòi khiến chúng không thể lọc thức ăn và bị chết sau 10 ngày mắc bệnh.

Nguyên nhân: Do các yếu tố môi trường bất lợi như độ Ph, độ mặn trong nước nuôi cao, mật độ vi khuẩn ở mức 104 khuẩn lạc/ml với 3 loài V. cholera, V. alginolyticus và V. mediterrane thì bệnh trở nên nghiêm trọng hơn; tỷ lệ chết có thể lên tới 100%. Hoặc do con giống bị nhiễm bệnh là nguồn lây lan mầm bệnh đến các khu vực nuôi tu hài.

Phòng và điều trị bệnh sưng vòi ở tu hài:

Khi tu hài bị nhiễm bệnh sưng vòi việc chữa trị không có hiệu quả nên thiệt hại cho kinh tế là rất cao do vậy việc phòng bệnh là rất cần thiết.

+ Lựa chọn con giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, lựa chọn con giống tại cở có kiểm định, nguồn gốc rõ ràng, giấy tờ đảm bảo.

+ Thường xuyên kiểm tra yếu tố môi trường như độ mặn, độ Ph. Nếu có dấu hiệu bất thường cần tiến hành điều chỉnh ngay lập tức để tránh tu hài bị bệnh.

+ Vệ sinh dụng cụ nuôi định kỳ 2-3 lần/tháng vào các ngày thủy triều thấp nhất là kiểu nuôi cọc.

+ Loại bỏ rác, sinh vật bám ở bề mặt rổ; từ tháng thứ 2 trở đi, bổ sung cát để tăng độ dày lên 15 - 20 cm.

+ Kiểm tra sự sinh trưởng của tu hài 3 lần/tháng. Nếu phát hiện tu hài chết cần loại bỏ ngay lập tức tránh lây lan tu hài khác trong khu vực nuôi.

+ Thời điểm mưa nắng kéo dài hoặc nhiệt độ xuống thấp cần thả tu hài xuống sâu hơn. Những ngày mưa gió, bão nên gia cố, giàn treo, lưới chắc chắn tránh thất thoát

Tu hài nhiễm nội ký sinh trùng Perkinsus Spp

Dấu hiệu: Tu hài nhiệm bệnh xuất hiện trầy xước xúc tu rồi chết hàng loạt.

Nguyên nhân: Qua tiến hành lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân tu hài bị chết là do mắc nội ký sinh trùng Perkinsus Spp. Do ô nhiễm môi trường hoặc do nguồn giống nhập khẩu không đảm bảo.

Phòng và điều trị bệnh:

Bệnh này lây lan rất nhanh hiện tại chưa có giải pháp chữa trị hữu hiệu. Do đó công tác phòng bệnh người nuôi cần đặc biệt quan tâm.

Phòng bệnh:

+ Lựa chọn con giống đã được kiểm đinh, có nguồn gốc rõ ràng.

+ Trước khi thả nuôi tu hài giống nên được tắm qua nước ngọt để loại bỏ bào tử của Perkinsus Spp.

+ Nếu khu vực nuôi tu hài bị nhiễm bệnh người nuôi dừng nuôi tu hài trong vòng 2 năm

+ Cải tạo mặt đáy trước khi nuôi tu hài giống tránh các mầm bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tu hài.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác