Phòng ngừa viêm tai giữa khi đi bơi trong hè chuẩn xác

6/16/2023 5:05:00 PM
Viêm tai giữa là tình trạng khá thường gặp khi đi bơi trong mùa hè, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ lẫn người lớn. Vậy cần làm gì để đề phòng viêm tai giữa khi đi bơi trong mùa hè.

 

Phòng ngừa viêm tai giữa khi đi bơi trong hè chuẩn xác

Viêm tai giữa là tình trạng khá thường gặp khi đi bơi trong mùa hè, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ lẫn người lớn. Vậy cần làm gì để đề phòng viêm tai giữa khi đi bơi trong mùa hè.

Mùa hè khá nhiều người thường lựa chọn bơi lội giúp rèn luyện thân thể, cải thiện tình trạng xương khớp, giảm cân, duy trì vóc dáng thon gọn, tăng chiều cao ở trẻ nhỏ,... Nhưng nếu không chăm sóc tai đúng cách sẽ rất dễ gặp tình trạng bị viêm tai giữa gây ảnh hưởng

Tai của chúng ta có cấu tạo gồm: tai ngoài, tai giữa, tai trong. Tình trạng viêm tai giữa là tình trạng tổn thương tai giữa dưới tác động của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus khi đi bơi ở những khu vực nước không đảm bảo vệ sinh, nước bị ô nhiễm, nước bẩn. Lúc này các vi khuẩn, nấm bệnh, virus sẽ xâm nhập vào bên trong tai từ đó gây nên tình trạng viêm tai giữa.

Thông thường trong quá trình bơi lội, nước khi vào tai sẽ tự chảy ra ngoài nhưng đôi khi nước đọng lại trong tai, không quáy lại tai bằng tăm bông sẽ khiến khiến tai bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển từ đó dẫn đến viêm nhiễm.

Thông thường, nước vào tai sẽ tự chảy ra ngoài nhưng đôi khi nước đọng lại khiến tai bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến viêm nhiễm. Theo bác sĩ Hằng, những người đã có tiền sử bị viêm tai, thủng màng nhĩ, có bất thường về giải phẫu ống tai thì rất dễ bị đọng nước bên trong và nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tình trạng viêm tai giữa khi bơi thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ cao hơn người lớn. Bởi trẻ có sức đề kháng yếu, chưa biết cách vệ sinh tai sau khi bơi, vòi nhĩ nằm chếch với phương ngang hơn và ngắn hơn nên thường bị viêm tai giữa khi bơi nhiều hơn so với người trưởng thành.

Tình trạng này có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc có thể theo sau một đợt nhiễm trùng hô hấp với các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, sổ mũi, ho, đau họng, ăn uống kém, mệt mỏi,...

Khi bị viêm tai giữa trẻ thường có đấu hiệu mệt mỏi, sốt, bứt rứt, quấy khóc vô cớ, dùng tay sờ nắn vào tai,... Khi bị viêm tai giữa, trẻ có thể bị ù tai hay giảm thính lực tạm thời trong một thời gian ngắn. Sau 3-5 ngày sốt cao liên tục, tai bắt đầu chảy mủ màu vàng nhạt và lỏng.

Nguyên nhân viêm tai giữa khi đi bơi

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng viêm tai giữa, có thể là một trong những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

+ Bơi ở những bể bơi có nhiệt độ nước quá lạnh

+ Bơi quá lâu khiến cơ thể bị lạnh

+ Hồ bơi, bể bơi không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước không được đảm bảo an toàn, chứa nhiều hóa chất độc hại

+ Vệ sinh tai chưa đúng cách sau khi bơi

+ Bơi tại những hồ bơi tập trung quá đông người.

Cách phòng tránh viêm tai giữa khi đi bơi

Để đề phòng viêm tai giữa ở trẻ nhỏ, người lớn không nên bơi ở những bể bơi nước quá lạnh, không ngâm mình quá lâu trong bể bơi.

+ Bể bơi, hồ bơi đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh, lựa chọn những bể bơi uy tín, bảo đảm nguồn nước luôn được khử trùng, vệ sinh sạch sẽ; không chứa nhiều hóa chất độc hại

+ Sau khi đề phòng viêm tai giữa nên vệ sinh mắt, mũi, họng bằng nước muối sinh lý, bởi viêm mũi họng có thể lan sang tai, gây viêm tai giữa.

+ Nếu sau khi bơi phát hiện có nước vào tai, nên nghiêng đầu sang một bên dốc nước trong tai ra tránh để nước đọng lại trong tai tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh. Có thể lấy tăm bông đặt nhẹ ở ống tai ngoài một lúc để hút nước trong tai ra bên ngoài.

+ Những người có tiền sử bị viêm tai giữa hoặc thủng màng nhĩ nên đội mũ, đeo nút bịt tai khi đi bơi để bảo vệ tai; đeo kính bơi để bảo vệ mắt.

+ Nếu vô tình để nước vào mũi trong quá trình bơi hãy, dùng tay bịt một lỗ mũi và xì nhẹ lỗ mũi kia và ngược lại. Tuyệt đối không nên bịt cả hai lỗ mũi để cùng lúc xì mũi nhằm tránh gây ù tai, làm nguồn viêm nhiễm đi từ mũi họng qua vòi nhĩ vào tai gây viêm tai giữa.

Tai mũi họng có cấu trúc thông với nhau nên khi một cơ quan tai hay mũi hoặc họng bị viêm nhiễm rất dễ dẫn đến viêm nhiễm ở vị trí khác. Do đó, nếu có biểu hiện viêm mũi họng, tai bị ngứa, khó chịu, chảy nước, dịch vàng đục, sờ vào thấy đau… nên đi khám tại các phòng khám chuyên khoa tai mũi họng để được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chấn thương cơ háng khi bơi phải làm sao?

Nón bơi: ưu nhược điểm của từng loại, từng chất liệu

Các dạng viêm xoang, nguyên nhân, triệu chứng

Bệnh viêm Amidan, Tai mũi họng

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác