Ô nhiễm kim loại nặng trong nước giải khát

11/1/2018 11:20:05 AM
Nước giải khát là thứ mà những người trẻ tuổi cũng như người lớn không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Dù là bất kì thời gian nào trong năm, người ta luôn có nhu cầu nước giải khát.

 

Nước giải khát: Ấn Độ đang đứng ở đâu?

Ấn Độ là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và đã được đưa vào danh sách 10 nền kinh tế hàng đầu trên hành tinh. Điều này làm cho Ấn Độ trở thành một trong những thị trường lớn nhất trên thế giới. Ngành công nghiệp nước giải khát của Ấn Độ rất lớn và ngày càng phát triển. Quan trọng hơn, Ấn Độ là nhà sản xuất và nhập khẩu nước giải khát hàng đầu. Theo báo cáo chính thức, lượng nước giải khát đã được tiêu thụ với mức đáng kinh ngạc – 11.755 triệu lít vào năm 2013, cao hơn 170% so với năm 2008! Hơn nữa, nó đã được dự báo rằng doanh thu của nước giải khát sẽ tăng 19% hàng năm cho đến năm 2019.

Nước giải khát là thứ mà những người trẻ tuổi cũng như người lớn không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Dù là bất kì thời gian nào trong năm, người ta luôn có nhu cầu nước giải khát. Lí do chủ yếu là do hương vị ngon miệng cũng như khả năng dập tắt cơn khát. Do đó, nước giải khát luôn có mặt trong các bữa tiệc sinh nhật, các bữa tiệc văn phòng, những buổi dã ngoại, hay chỉ để thưởng thức thuần túy.

Do đó, điều thiết yếu là nước giải khát không nên chứa bất kỳ chất gây ô nhiễm nào. Báo cáo gần đây nhấn mạnh sự hiện diện của các chất gây ô nhiễm kim loại nặng trong một số thương hiệu nước giải khát có chất lượng rất đáng ngạc nhiên.

Ô nhiễm nước giải khát: Điều gì đã xảy ra?

Gần đây, Bộ trưởng Y tế Shri Faggan Singh Kulaste tuyên bố trong Rajya Sabha rằng, một số thương hiệu hàng đầu như Mountain Dew, 7 Up, Pepsi, Coca Cola và Sprite đã bị phát hiện là nhiễm chì, crom và cadmium. Mặc dù các nhà sản xuất đã phủ định sự hiện diện của các kim loại nặng này vượt quá tiêu chuẩn của Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm Ấn Độ (FSSAI), các kết quả nghiên cứu được tiến hành bởi Viện Vệ sinh và Y tế Công cộng Ấn Độ, Kolkata, cho rằngsự thật không phải như vậy.

Ô nhiễm nước giải khát: Đây có phải là một vấn đề mới ở Ấn Độ?

Vấn đề nhiễm bẩn đồ uống bằng các hóa chất độc hại không phải là mới ở Ấn Độ. Một thập kỉ trước, mẫu Coca-Cola bị ô nhiễm chất benzene, phát sinh từ chất lượng nước kém đã được sử dụng để chuẩn bị sản phẩm. Trước đây, một nghiên cứu của chính phủ đã cho rằng các chất độc từ chai PET (Polyethylene terephthalate) có thể làm mất nước, đặc biệt là khi tiếp xúc chai với ánh sáng mặt trời, do đó làm nhiễm bẩn nước giải khát.

Ngay cả những năm 2003, Coca Cola và Pepsi, hai gã khổng lồ nước giải khát này đã có 12 loại thuốc trừ sâu trong sản phẩm của mình, cao hơn nhiều so với giới hạn cho phép tối đa. Nghiên cứu do Trung tâm Khoa học và Môi trường (CSE), New Delhi thực hiện.

Sự khác biệt chính giữa "ngày đó" và "bây giờ" là sự nhận thức của công chúng, còn các Nhà khai thác Kinh doanh Thực phẩm (FBOs) cũng được thông tin tốt hơn về các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn thực phẩm và an toàn thực phẩm.

Kim loại nặng và tác động của chúng đến sức khoẻ

Kim loại nặng, đặc biệt là chì, cadmium, asen và thủy ngân là mối đe dọa lớn đối với sức khoẻ con người. Các kim loại này đã được nghiên cứu rộng rãi và các tác động xấu đến sức khoẻ của chúng đã được biết đến từ lâu. Cadmium hiện nay chủ yếu được sử dụng trong pin nickel-cadmium có thể sạc lại, và một nguyên nhân chính gây ô nhiễm, đó là tái chế quá nhiều lần kim loại này. Người hút thuốc lá có nguy cơ nhiễm độc cadmium tăng lên, trong khi đó, đối với những người khác, cadmium có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn, có thể gây tổn thương thận. Thủy ngân cũng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn, đặc biệt là cá biển, và có thể gây ngộ độc, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Con người được tiếp xúc với chì qua không khí và thức ăn với tỷ lệ gần như bằng nhau.

Ngộ độc chì có thể dẫn đến tổn thương hệ thần kinh và não. Do đó, điều quan trọng là mức độ của các kim loại này trong các mặt hàng thực phẩm phải nằm trong giới hạn an toàn tối đa để chúng không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cá nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ - những người dễ bị tổn thương nhất.

Giới hạn an toàn của kim loại nặng trong nước giải khát là gì?

FSSAI trong các Quy định về An toàn Thực phẩm và Tiêu chuẩn (Chất gây ô nhiễm, chất độc và Phế thải) năm 2011 đã quy định giới hạn cho phép tối đa đối với kim loại nặng trong nước giải khát. Vượt quá các giới hạn này có thể mời tranh tụng. Giới hạn an toàn cho phép của các chất gây ô nhiễm kim loại nặng này được trình bày trong Bảng 1.

 Chất gây ô nhiễm             Mật độ - ppm

(theo trọng lượng)

Chì          0.5

Đồng     7.0

Asen      0.5

Cadium 1.5

Thủy ngân           1.0

Thủy ngân Metyla            0.25

Tin          150

Bảng 1: Giới hạn tối đa đối với kim loại nặng trong nước giải khát

Bảng trên cho thấy, rõ ràng là mức cho phép tối đa của các tạp chất kim loại đều rất thấp. Điều này nhấn mạnh một thực tế là, các hệ thống giám sát nghiêm ngặt cần phải được áp dụng ở tất cả các giai đoạn sản xuất và đóng chai. Các giới hạn của chất gây ô nhiễm kim loại sẽ luôn luôn trong (hoặc thấp hơn) giới hạn cho phép.

Về các chất gây ô nhiễm kim loại, cần lưu ý những điểm sau:

•             Kẽm đã được loại bỏ khỏi Quy định về an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn (chất ô nhiễm, độc tố và chất cặn), 2011, trong quy định 2.1 liên quan đến "Chất ô nhiễm kim loại" trong tiểu quy định 2.1.1.5

•             FSSAI không đưa ra bất kỳ giới hạn tối đa nào đối với Chromium và Nickel đối với nước giải khát, và do đó đã được bỏ qua trong Bảng 1.

•             Tin có thể có mặt trong đồ hộp và giới hạn tối đa đã được chỉ ra trong một thông báo của FSSAI, Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình, Chính phủ Ấn Độ, ngày 3 tháng 5 năm 2016.

Bạn nên làm gì lúc này?

Các chất gây ô nhiễm trong nước giải khát thực sự là một vấn đề nghiêm trọng và các nghiên cứu tiếp theo cần được thực hiện ở cấp độ cao hơn tại Ấn Độ, có thể thông qua hợp tác giữa nhà nước và tư nhân và kết quả cuối cùng sẽ giúp hiểu rõ hơn về mức độ của tình hình. Vì vậy, chúng ta phải cẩn thận và đồng thời luôn luôn theo dõi tin tức để nắm bắt được với những diễn biến mới nhất.

Điều quan trọng là trách nhiệm của FBOs - đảm bảo rằng thực phẩm an toàn và vệ sinh được phục vụ cho người tiêu dùng. Đạo luật An toàn Thực phẩm và Tiêu chuẩn 2006 vẫn đang được thực hiện để khuyến khích tuân thủ các nguyên tắc FSSAI.

Suckhoecuocsong.com.vn/Theo Tạp chí thử nghiệm ngày nay

Các tin khác