Những thực phẩm nào làm tăng nguy cơ ung thư vú?
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư vú, trong đó chế độ ăn uống được biết đến là “thủ phạm” có liên quan tới 30-40% các bệnh ung thư.
Ung thư vú là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với phụ nữ. Theo một nghiên cứu, cứ 3 phụ nữ thì có ít nhất 1 người có thể mắc phải căn bệnh này. Mặc dù tỷ lệ ung thư vú đã giảm nhẹ trong những năm qua nhưng tỷ lệ này vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao chủ yếu là do sự chủ quan của mọi người
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư vú, trong đó chế độ ăn uống được biết đến là “thủ phạm” có liên quan tới 30-40% các bệnh ung thư. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng chúng ta có thể ngăn ngừa khoảng 9% các trường hợp ung thư bằng cách thay đổi chế độ ăn và thói quen sống.
Thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú
Thịt nướng
Thịt là một trong những loại thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư vú. Khi protein trong thịt động vật được nướng ở nhiệt độ cao, nó có thể làm tăng sự phát triển của các amin dị vòng (HCAs) - các chất gây ung thư đột biến.
Rượu
Các nghiên cứu đã xác lập mối liên quan giữa việc uống rượu thường xuyên và nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Rượu có thể làm tăng mức oestrogen và gây tổn thương các tế bào ADN.
Theo nghiên cứu, phụ nữ uống đồ uống có cồn 3 lần mỗi tuần có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú lên gần 15%.
Chất làm ngọt nhân tạo
Chất làm ngọt nhân tạo như aspartam và sucralose có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Những chất này có thể làm tăng mức insulin khi ăn vào và do đó tăng khả năng bị ung thư vú.
Đường
Đường là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (glycaemix hay GI), điều này có liên quan tới nguy cơ ung thư vú. Thực phẩm này có tác động nhiều đến lượng đường trong máu và có thể dẫn đến sự giải phóng insulin. Khi mức insulin cao, nó có thể làm tăng mức estrogen tự do, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể, trong đó có ung thư vú.
Sản phẩm động vật có mỡ cao
Chế độ ăn giàu chất béo có thể làm tăng lượng oestrogen và prolactin mà khi được tích tụ có thể làm tăng các loại ung thư liên quan đến hormon như ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung.
Các sản phẩm sữa động vật
Những loại động vật sản sinh sữa thường được tiêm một số loại hormon và hóa chất. Các hormon này khi ở bên trong cơ thể có thể điều chỉnh sự khác biệt và phân chia tế bào, điều này liên quan tới đến nguy cơ cao của ung thư vú
Súp lơ xanh
Đây là loại rau có chứa hàm lượng cao indole-3 carbinol (I3C) – hợp chất được cho là có thuộc tính chống ung thư mạnh. Nó cũng giúp chuyển đổi cân bằng oestrogen và làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Nghệ
Củ nghệ chứa curcumin, chất chống oxy hoá được biết là có tác dụng chống ung thư. Do đó, các chuyên gia khuyên mọi người nên thêm loại thực phẩm này vào chế độ ăn.
Hạt chia
Hạt chia có chứa axit béo omega-3 và chất chống oxy hoá cao. Theo các chuyên gian, việc hấp thu nhiều axit béo omega-3 có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư vú.
Nấm hương
Loại nấm này có chứa lentinan giúp tăng cường sức khoẻ miễn dịch, do đó làm giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư nhất định, bao gồm ung thư vú.
Ăn trái cây nguyên quả
Trái cây nguyên quả làm giảm calo, tăng thêm chất xơ và cũng làm tăng cảm giác no, do vậy ngăn ngừa được nguy cơ ung thư vú.
Bắp cải đỏ
Bắp cải đỏ cũng chứa I3C, vitamin A và flavonoid anthocyanadin có khả năng làm giảm nguy cơ bị ung thư vú.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Khám phá/Dịch từ boldsky)
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.