Những thảo dược chữa đầy hơi hiệu quả
Cảm giác bụng chướng do đầy hơi khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Để giảm tình trạng đầy hơi hãy sử dụng các loại thảo dược từ tự nhiên như bạc hà, tía tô, ngải cứu,…kết quả mang lại sẽ khiến bạn vô cùng hài lòng.
Rễ cây khổ sâm chữa đầy hơi
Cây khổ sâm (Gentiana lutea) là một loại thực vật hoa vàng có rễ lớn và dày. Trà từ rễ cây khổ sung có vị ngọt, hơi đắng. Theo y học cổ truyền, rễ cây khổ sâm được sử dụng như một loại dược liệu và trà thảo dược giúp hỗ trợ chữa đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa khác. Thêm vào đó, dịch chiết rễ cây khổ sâm có chứa hợp chất iridoid và flavonoid giúp kích thích giải phóng chất thải, hỗ trợ chữa đầy hơi.
Hướng dẫn cách dùng dễ cây khổ sâm chữa chứng đầy hơi: Để pha trà rễ cây khổ sâm bạn có thể dùng khoảng 1 – 2g rễ cây khổ sâm khô pha vào 1 cốc (240ml) nước đun sôi, ngâm trong 10 phút.
Lưu ý: Không dùng rễ cây khổ sâm chữa đầy hơi với những trường hợp đang bị viêm loét dạ dày do có thể làm tăng độ acid dịch vị, làm nặng hơn vết loét.
Bạc hà chữa đầy hơi
Theo y học cổ truyền ghi lại bạc hà có hương vị thơm mát, sảng khoái là một loại rau sống được sử dụng nhiều trong bữa ăn gia đình. Sử dụng lá bạc hà liệu giúp làm dịu các vấn đề tiêu hóa nhất là đầy hơi. Trong bạc hà có chứa hợp chất flavonoid giúp ức chế hoạt động của tế bào mast, một loại tế bào miễn dịch tồn tại nhiều trong ruột và có thể gây đầy hơi.
Nghiên cứu khác từ các nhà khoa học cho thấy bạc hà còn giúp Dầu bạc hà ở dạng viên nang có thể giúp giảm đau bụng, đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa khác.
Hướng dẫn cách dùng bạc hà giảm tình trạng đầy hơi: Dùng 1 thìa 1,5 g lá bạc hà khô, hoặc 17g lá bạc hà tươi vào 1 cốc nước đun sôi (240ml), để ngâm 10 phút, sau đó lọc trà và uống khi còn ấm.
Ngải cứu chữa đầy hơi
Ngải cứu (Artemisia absinthium) là loại thảo mộc có lá màu xanh thẫm, vị đắng, mùi thơm, tính ấm. Điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, giảm đau, cầm máu sát trùng. Trong đông y các danh y thường sử dụng ngải cứu trị bệnh và giúp hỗ trợ tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy viên nang chứa khoảng 1g ngải cứu khô có thể giúp giảm chứng khó tiêu và khó chịu ở bụng trên.
Nghiên cứu khác cho thấy ngải cứu có công dụng diệt khuẩn, một trong những nguyên nhân gây đầy hơi.
Hướng dẫn cách sử dụng trà ngải cứu giảm tình trạng đầy hơi: Để làm trà ngải cứu bạn có thể pha 1 thìa (1,5g) ngải cứu khô vào 1 cốc (240ml) nước đun sôi, đợi 5 phút và uống khi trà còn ấm.
Lưu ý: Đối với phụ nữ mang thai không nên dùng ngải cứu chữa đầy hơi trong suốt thai kỳ vì ngải cứu có thể gây co bóp tử cung.
Tía tô đất chữa đầy hơi
Tía tô trong y học cổ truyền được biết đến là một loại thuốc chữa bệnh và phòng bệnh. Sử dụng trà tía tô cải thiện hệ tiêu hóa và trị các bệnh đường ruột. Khi kết hợp với lá bạc hà và một số thảo dược khác, lá tía tô còn có công dụng trị triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu…
Ngoài ra, trong lá tía tô còn có thành phần kháng khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch và xoa dịu chứng đau nhức cơ bắp.
Hướng dẫn cách dùng trà tía tô đất giảm tình trạng đầy hơi: Cách pha trà tía tô đất bạn có thể ngâm 1 muỗng (3g) lá tía tô đất khô hoặc 1 gói trà trong 1 cốc (240ml) nước đun sôi trong 10 phút.
Gừng chữa đầy hơi
Từ ngàn đời xưa gừng đã được sử dụng để trị các bệnh có liên quan đến dạ dày. Việc bổ sung gừng có thể giúp tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, nhờ đó giảm đầy bụng, co thắt ruột, đầy hơi.
Trà gừng chứa chất gingerol, chất này có tác dụng trị bệnh tiêu hóa rất tốt. Trà gừng có vị hơi cay, thơm, bạn có thể giảm bớt vị cay bằng cách cho thêm một chút mật ong và 1 lát chanh nhỏ.
Hướng dẫn cách làm trà gừng giảm trình trạng đầy hơi: Pha trà gừng bạn có thể dùng khoảng 0,5 – 1g bột gừng khô (tương đương 1 gói trà gừng) pha vào 1 cốc (240ml) nước đun sôi, ngâm trong 5 phút và uống khi trà còn ấm.
Thì là chữa đầy hơi
Có vẻ khá lạ lẫm đối với nhiều người nhưng trà hạt thì là được các bậc danh y sử dụng để trị một số bệnh tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, táo bón. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học chứng minh dịch từ thì là giúp chống, ngăn ngừa viêm loét, giảm nguy cơ mắc đầy hơi.
Hướng dẫn sử dụng trà thì là giảm tình trạng đầy hơi: Bạn có thể dùng 1 – 2 thìa (2 – 2,5g) hạt thì là pha vào 1 cốc (240ml) nước sôi, ngâm trong 10 – 15 phút.
Rễ cây đương quy chữa đầy hơi
Trà rễ cây đương quy có vị đắng, bạn có thể tăng hương vị bằng cách pha cùng với tía tô đất. Rễ cây đương quy có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa và tránh đầy
Hướng dẫn cách dùng dễ cây đương quy chữa chứng đầy hơi: Để pha trà rễ cây đương quy, bạn có thể dùng 1 thìa (2,5g) pha vào 1 cốc (240ml) nước đun sôi, ngâm trong 5 phút và uống khi trà còn ấm.
Lưu ý: Tránh dùng rễ cây đương quy chữa đầy hơi khi đang mang thai hoặc cho con bú.
Hoa cúc La Mã chữa đầy hơi
Hoa cúc La Mã (Chamomile) là thành viên trong họ Cúc, có hoa nhỏ màu trắng, được biết đến như một loại thảo dược dùng để trị bệnh khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn và viêm loét.
Nghiên cứu cho thấy hoa cúc La Mã có thể giúp ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori bacterial) – chính là nguyên nhân gây loét dạ dày và đầy hơi. Hoa cúc La Mã cũng là một trong những thành phần của sản phẩm Iberogast được bào chế từ các loại thảo dược giúp giảm đau bụng và loét dạ dày.
Hướng dẫn cách dùng trà hoa cúc La Mã điều trị chứng đầy hơi: Để pha trà bạn có thể pha 1 thìa (2 – 3g) hoa cúc La Mã khô hoặc 1 túi trà vào 1 cốc (240ml) nước đun sôi, ngâm trong 10 phút và uống khi trà còn ấm.
Với những loại thảo dược từ tự nhiên bạn có thể dễ dàng đẩy lùi chứng đầy hơi ngay tại nhà mà không tốn quá nhiều chi phí, dễ dàng sử dụng. Bên cạnh đó bạn nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ cải thiện sức khỏe tiêu hóa nhanh chóng.
Suckhoecuocsong.vn/Theo Tuoitre
Các tin khác
-
Cách hạ nhiệt cơ thể gây hại cho sức khỏe
Nắng nóng trong mùa hè khiến nhiều người tìm đến nhiều cách hạ nhiệt để giúp cơ thể thoải mái hơn nhưng nếu duy trì những cách hạ nhiệt dưới đây trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng do hạ nhiệt sai cách. -
Trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt mũi nguy hiểm như nào
Trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi để chữa bệnh được lan truyền trên mạng xã hội tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe cần bỏ ngay. -
Những loại rau giảm nóng gan, đào thải độc tố hiệu quả
Muốn gan khỏe mạnh, giảm nóng gan, đào thải độc tố trong mùa hè nắng nóng nên ăn thường xuyên những loại rau dưới đây. -
Top các thực phẩm dễ gây ngộ độc trong mùa nắng nóng
Nắng nóng nhiệt độ cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Những thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể trở thành thủ phạm thầm lặng gây ngộ độc thực phẩm nếu không được bảo quản, chế biết đúng cách. -
Top 5 món canh rất tốt cho gan nên ăn
Những món canh dân dã nhưng khi ăn giúp giảm tình trạng nóng trong, giảm mệt mỏi, loại bỏ độc tố, rất tốt cho gan nên ăn thường xuyên. -
6 thói quen tiết kiệm cần bỏ ngay để tránh nguy cơ mắc ung thư
Những thói quen tiết kiệm dưới đây cần bỏ ngay để tránh nguy cơ mắc ung thư, gây hại cho sức khỏe -
Cá không nên kết hợp với thực phẩm nào?
Tránh giảm giá trị dinh dưỡng trong cá, bảo đảm an toàn cho sức khỏe khi ăn cá tránh kết hợp cá chung với các loại thực phẩm sau đây. -
Nấm kim châm chứa formaldehyde: cách nhận biết chính xác nhất
Nấm kim châm là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, giàu chất dinh dưỡng, có giá thành rẻ nhưng cũng rất dễ chứa hàm lượng formaldehyde, nếu ăn phải có thể gây nguy hại đến sức khỏe. -
Những loại nấm rất tốt cho não nên ăn nhiều
Những loại nấm dưới đây không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, hoạt chất kích thích tế bào thần kinh phát triển, tăng cường trí nhớ, rất tốt cho não. -
Cách ăn rau củ quả gây hao hụt dinh dưỡng, đường huyết tăng
Ăn rau củ quả trái cây giúp bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể từ đó tăng cường sức khỏe, phòng ngừa lão hóa, tốt cho hệ tiêu hóa.