Những thành tựu công nghệ nào sẽ xuất hiện vào năm 2100
Theo quy luật, cuộc sống sẽ phát triển theo thời gian, trong đó sự phát triển về công nghệ cũng không ngoại lệ. Theo các chuyên gia, những công nghệ sẽ xuất hiện vào thế kỷ XXII như con người có thể điều khiển thời tiết, giao tiếp trong tâm thức hay cuộc sống là bất tử... là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
1. Siêu thực tế ảo: Theo phán đoán, vào năm 2100, những thiết bị thực tế ảo (VR) như Oculus Rift sẽ trở thành đồ cổ bởi công nghệ tái tạo hình ảnh ngay trong não người.
Những trải nghiệm VR này được truyền đến người dùng thông qua 6 giác quan khiến họ không phân biệt được đâu là thật, đâu là ảo. Bằng cách sử dụng nanobots - robot siêu nhỏ, có khả năng xâm nhập và điều khiển các bộ phận ở mức độ phân tử, các nhà khoa học sẽ tiến hành tác động đến não bộ, vốn là trung tâm điều khiển khả năng ghi nhận môi trường xung quanh, từ màu sắc, mùi vị đến hình dáng...
2. Sương mù tiện ích: Với các nanobot liên kết trong không trung, “sương mù tiện ích” có hình dáng như những đám mây mỏng có khả năng thay đổi hình dạng để bao bọc, thậm chí là di chuyển các vật thể hữu hình. Do đó, J. Storrs Hall – tác giả ý tưởng hy vọng công nghệ của mình sẽ sớm được áp dụng trong thực tế.
3. Trạm năng lượng mặt trời ngoài không gian: Khi loài người phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, việc sử dụng nguồn năng lượng sạch, bền vững sẽ được các quốc gia nghiêm túc cân nhắc. Do vậy, từ những năm 1960, ý tưởng về các vệ tinh có khả năng truyền năng lượng mặt trời xuống trái đất từ trong không gian đã xuất hiện. Với dự án tiên phong – hệ thống SBSP, vệ tinh của Nhật Bản bay theo quỹ đạo cố định dài 36.000 km quanh đường xích đạo tạo ra 1 gigawatt, đủ để cung cấp năng lượng cho nửa triệu gia đình.
4. Số hóa sự tồn tại: Bước sang thế kỷ XXII, nhiều khả năng con người sẽ sống vĩnh hằng bằng việc số hóa não bộ (mind uploading).
Bộ não, thông qua cách này hay cách khác, có thể được mã hóa tới cấp độ phân tử một phần hoặc toàn bộ. Vì vậy, mọi thứ thuộc về cá nhân một người từ các ký ức, thông tin và thậm chí là tính cách đều được lưu trữ trên máy vi tính. Các nhà khoa học khẳng định công nghệ này hoàn toàn có thể thực hiện được trong tương lai. Tuy nhiên sẽ không còn tính nhân văn của mind uploading cũng như khả năng xuất hiện những “con zombie ảo” trên mạng…
5. Điều khiển thời tiết: Để hạn chế những thiệt hại do mưa bão gây ra, trong tương lai con người sẽ điều khiển được thời tiết.
Nhằm duy trì thế vận hội mùa hè 2008 ở Bắc Kinh, chính phủ Trung Quốc đã bắn 1.100 quả tên lửa để kích hoạt các trận mưa lớn trước khi một cơn bão kịp đổ bộ. Thậm chí, một số nhà khoa học còn tiến hành bắn tia xung kích laser vào mây sét với hy vọng rút chúng ra thành từng sợi một cách có kiểm soát. Trong tương lai, các kỹ sư thời tiết có thể xây dựng những bức tường lớn hoặc trang trại cối xay gió để ngăn chặn sự hình thành lốc xoáy và giảm thiểu thiệt hại… Như vậy, con người sẽ xây dựng những cỗ máy thời tiết có khả năng tạo ra một bầu không khí được lập trình sẵn với mức nắng, lượng mưa, hướng gió đều được tính toán trước.
6. Lắp ráp phân tử: Máy in 3D sẽ trở nên lạc hậu nếu đem so với công nghệ lắp ráp phân tử. Chuyên gia phân tử K. Eric Drexler trong cuốn sách của mình - Engines of Creation đã chia sẻ: “Thế giới sẽ bước vào kỷ nguyên của ‘sự phong phú cực điểm’ nếu phát triển thành công công nghệ này”.
Qua đó, những vật chất mới và cũ sẽ được hình thành theo những cách không tưởng. Cụ thể, thay vì chăn nuôi gia súc theo cách truyền thống, chúng ta sẽ dùng các chất cơ bản như carbon, hydro và nitơ, sau đó sắp xếp chúng thành các axit amin và protein, để cho ra thành phẩm sau cùng.
7. Giao tiếp tâm thức: Sự tiến bộ liên tục trong công nghệ truyền thông và khoa học thần kinh sẽ giúp nhân loại phát triển khả năng ngoại cảm. Con người sẽ xích lại gần nhau hơn thông qua quá trình giao tiếp bằng ý thức. Cái tôi cá nhân dần biến mất và được thay thế bằng chủ nghĩa tập thể.
Vào năm 2014, một nhóm các nhà nghiên cứu đã thực hiện thành công thí nghiệm liên lạc tâm thức giữa 2 người cách xa nhau hàng nghìn km. Do đó, nhiều khả năng, công nghệ này sẽ sớm được áp dụng trong tương lai gần.
8. Dung hợp năng lượng: Đầu năm 2016, các nhà vật lý ở Đức đã sử dụng xung đột vi sóng 2-megawatt để làm nóng khí hydro mật độ thấp ở mức 80 triệu độ C. Mặc dù chỉ kéo dài 1/4 giây nhưng thí nghiệm này hứa hẹn sự khởi đầu của công nghệ sản xuất năng lượng mới – phản ứng tổng hợp hạt nhân. Đây là phản ứng giúp tạo ra một hạt nhân nặng duy nhất từ hai hạt nhân nhẹ hơn.
Do đó, các nhà khoa học tin rằng từ đây có thể khai thác nguồn năng lượng sạch thay thế nhiên liệu hóa thạch và các lò phản ứng hạt nhân thông thường.
9. Thực thể sống nhân tạo: Không chỉ sử dụng kỹ thuật di truyền, các nhà khoa học trong tương lai có thể sẽ thiết kế và tạo ra những loài sinh vật mới ngay từ đầu.
Nhà nghiên cứu từ Synthetic Genomics và J. Craig Venter Institute đã thành công khi tạo ra bộ 473 gen của vi khuẩn nhân tạo, dù nhỏ hơn rất nhiều so với vi khuẩn trong tự nhiên. Đột phá này giúp các nhà sinh học khám phá các khả năng xưa nay vẫn tìm kiếm, bao gồm các vi khuẩn có thể tiêu thụ nhựa, chất thải độc hại và vi sinh vật có thể hoạt động giống như các loại thuốc bên trong cơ thể.
Suckhoecuocsong.com.vn (theo zing.vn)
Các tin khác
-
Malaysia nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng xịt mũi hoặc uống
Rất nhiều người không được tiêm vaccine ngừa Covid-19 do sợ kim tiêm do đó các nhà nghiên cứu tại Malaysia đã nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng uống hoặc xịt mũi -
Phát triển thiết bị phân tích chất lượng nước sinh hoạt bằng giấy
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Công giáo Louvain (UCLouvain) đã nghiên cứu, phát triển một thiết bị phân tích được chất lượng nước bằng giấy. -
Phát triển vật liệu in 3D có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Loại vật liệu in 3D đầu tiên trên thế giới được nghiên cứu và phát triển có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trên bề mặt trong vòng 20 phút, giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. -
Chế tạo robot lỏng hoạt động liên tục không cần pin, nguồn điện
Nhóm các nhà nghiên cứu Khoa Năng lượng thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (LBNL) và Đại học Massachusetts Amherst đã chế tạo một loại robot lỏng hoạt động liên tục không cần điện. -
Phát triển loại thép không gỉ có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Các nhà nghiên cứu tại Hồng Kông đã nghiên cứu phát triển một loại thép không gỉ có khả năng tiêu tiệt SARS-CoV-2 trong vài giờ giúp hạn chế sự lây lan virus ở các khu vực công cộng, thang máy, tay nắm cửa,… -
Nhật Bản phát minh loại khẩu trang phát hiện được Covid-19
Nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học tỉnh Kyoto (KPU), nằm ở phía tây Nhật Bản đã nghiên cứu phát minh ra một loại khẩu trang không những ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19 mà còn có khả năng phát hiện nếu tiếp xúc với SARS-CoV-2 -
Sáng chế loại kẹo cao su giúp giảm lây nhiễm Covid-19
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã sáng chế một loại kẹo cao su mới có khả năng giúp bẫy virus SARS-CoV-2, từ đó giảm các ca lây nhiễm Covid-19. -
Mũ cách ly di động phòng chống dịch Covid-19 lợi hại như thế nào?
"Mũ cách ly" di động Vihelm của 3 bạn trẻ Việt Nam được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới vinh danh, trao danh hiệu Đại sứ trẻ Sở hữu trí tuệ. Vậy sáng chế “chiếc mũ cách ly di động” này có điểm gì đặc biệt trong việc phòng chống dịch Covid-19 hiện nay? -
Trung Quốc phát triển robot tí hon chở thuốc đến tiêu diệt tế bào ung thư
Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí ACS Nano cho biết, các nhà khoa học Trung Quốc phát triển robot động vật in 3D có thể di chuyển trong mạch máu, mang theo hạt nano thuốc và tự động phun ra khi đến đích. -
Nghiên cứu phát triển biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion
Bã cà phê không chỉ sử dụng để chăm sóc da, làm đẹp, khử mùi ẩm mốc, phân bón,…mà các nhà nghiên cứu tại Indonesia đã phát triển phương pháp biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion.