Những nguồn năng lượng sạch dự đoán sẽ được dùng nhiều trong tương lai
Nhằm tiết kiệm nguồn năng lượng hóa thạch cho tương lai những nguồn năng lượng sạch dưới đây được dự đoán sẽ góp phần không gây ô nhiễm môi trường, có sẵn trong tự nhiên, không bị cạn kiệt,.... Vậy những nguồn năng lượng sạch nào sẽ được sử dụng nhiều trong tương lai.
Năng lượng gió
Năng lượng gió được coi là nguồn năng lượng xanh vô cùng dồi dào, phong phú và có ở mọi nơi. Người ta có thể sử dụng sức gió để quay các turbin phát điện. Ví dụ như ở Hà Lan hay ở Anh, Mỹ. Riêng tại Nhật, mới đây, người ta còn sản xuất thành công một turbin gió siêu nhỏ, sản phẩm của hãng North Powen. Turbin này có tên là NP 103, sử dụng một bình phát điện dùng cho đèn xe đạp thắp sáng hoặc giải trí có chiều dài cánh quạt là 20 cm, công suất điện là 3 W, đủ để thắp sáng một bóng đèn nhỏ.
Năng lượng mặt trời
Nguồn năng lượng mặt trời được các quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, quốc gia Tây Âu sử dụng từ nhiền năm trước. Theo số liệu dự đoán đến năm 2020 Nhật Bản đã sản xuất được khoảng 520.000 kW điện bằng pin mặt Trời, với giá trung bình 800.000 Yên/kW, thấp hơn 10 lần so với cách đây trên một thập kỷ. Nếu một gia đình người Nhật 4 người tiêu thụ từ 3 đến 4 kW điện/mỗi giờ thì họ cần phải có diện tích từ 30 - 40 m2 mái nhà để lắp pin. Nhật Bản phấn đấu đến năm 2010 sẽ sản xuất được hơn 8,2 triệu kW điện tử năng lượng mặt trời. Nguồn năng lượng mặt trời không gây ô nhiễm môi trường, thân thiện với môi trường.
Năng lượng từ đại dương
Đây là nguồn năng lượng vô cùng phong phú, nhất là quốc gia có diện tích biển lớn. Sóng và thủy triều được sử dụng để quay các turbin phát điện. Nguồn điện sản xuất ra có thể dùng trực tiếp cho các thiết bị đang vận hành trên biển như hải đăng, phao, cầu cảng, hệ thống hoa tiêu dẫn đường…
Nguồn năng lượng địa nhiệt
Đây là nguồn năng lượng nằm sâu dưới lòng những hòn đảo, núi lửa. Nguồn năng lượng này có thể thu được bằng cách hút nước nóng từ hàng nghìn mét sâu dưới lòng đất để chạy turbin điện. Tại Nhật Bản hiện nay có tới 17 nhà máy kiểu này, lớn nhất có nhà máy địa nhiệt Hatchobaru ở Oita Kyushu, công suất 110.000 kW đủ điện năng cho 3.700 hộ gia đình.
Năng lượng từ tuyết
Hiệp hội nghiên cứu năng lượng thiên nhiên ở Bihai của Nhật đã thành công trong việc ứng dụng tuyết để làm lạnh các kho hàng và điều hòa không khí ở những tòa nhà khi thời tiết nóng bức. Theo dự án này, tuyết được chứa trong các nhà kho để giữ nhiệt độ kho từ 0oC đến 4oC. Đây là mức nhiệt độ lý tưởng dùng để bảo quản nông sản vì vậy mà giảm được chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm.
Pin nhiên liệu
Đây là kỹ thuật có thể cung cấp năng lượng cho con người mà không hề phát ra khi thải CO2 hoặc những chất thải độc hại khác. Một pin nhiên liệu tiêu biểu có thể sản sinh ra điện năng trực tiếp bởi phản ứng giữa hiđrô và ôxy. Hiđrô có thể lấy từ nhiều nguồn như khí thiên nhiên, khí mêtan lấy từ chất thải sinh vật và do không bị đốt cháy nên chúng không có khí thải độc hại. Đi đầu trong lĩnh vực này là Nhật Bản. Quốc gia này sản xuất được nhiều nguồn pin nhiên liệu khác nhau, dùng cho xe phương tiện giao thông, cho ô tô hoặc cả cho cả các thiết bị dân dụng như điện thoại di động.
Năng lượng từ sự lên men sinh học
Nguồn năng lượng này được tạo bởi sự lên men sinh học các đồ phế thải sinh hoạt. Theo đó, người ta sẽ phân loại và đưa chúng vào những bể chứa để cho lên men nhằm tạo ra khí metan. Khí đốt này sẽ làm cho động cơ hoạt động từ đó sản sinh ra điện năng. Sau khi quá trình phân hủy hoàn tất, phần còn lại được sử dụng để làm phân bón.
Khí Mêtan hydrate
Khí Mêtan hydrate được coi là nguồn năng lượng tiềm ẩn nằm sâu dưới lòng đất, có màu trắng dạng như nước đá. Đây là thủ phạm gây tắc đường ống dẫn khí và được người ta gọi là “nước đá có thể bốc cháy”. Metan hydrate là một chất kết tinh bao gồm phân tử nước và metan. Nó ổn định ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao, phần lớn được tìm thấy bên dưới lớp băng vĩnh cửu và những tầng địa chất sâu bên dưới lòng đại dương và là nguồn nguyên liệu thay thế cho dầu lửa và than đá rất tốt.
Dầu thực vật phế thải dùng để chạy xe
Dầu thực vật khi thải bỏ, nếu không được tận dụng sẽ gây lãng phí lớn và gây ô nhiễm môi trường. Để khắc phục tình trạng này, tại Nhật có một công ty tên là Someya Shoten Group ở quận Sumida Tokyo đã tái chế các loại dầu này dùng làm xà phòng, phân bón và dầu VDF (nhiên liệu diezel thực vật). VDF không có các chất thải ôxít lưu huỳnh, còn lượng khỏi đen thải ra chỉ bằng 1/3 so với các loại dầu truyền thống.
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)
Các tin khác
-
Elon Musk cho biết: SpaceX sẽ cố gắng thu hồi tên lửa Super Heavy bằng cách bắt nó bằng tháp phóng
SpaceX sẽ thử một cách tiếp cận khác để hạ cánh tên lửa Super Heavy bằng cách bắt nó bằng tháp phóng. -
Phát triển thiết bị cấy vỏ não hồi phục thị lực người mù
Trải qua nhiều cuộc nghiên cứu, thí nghiệm các nhà khoa học tại Đại học Monash, Australia đã tạo ra được một thiết bị có thể hồi phục thị lực cho người mù. -
Phát triển khẩu trang kháng khuẩn có thể tái sử dụng 1.000 lần
Loại khẩu trang kháng khuẩn mới được các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne phát triển có thể tái sử dụng1.000 lần. -
Ấn Độ chế tạo robot hái dừa cho năng suất cao hơn cả con người
Nhằm nâng cao năng suất thu hoạch dừa các nhà khoa học tại Ấn Độ đã nghiên cứu chế tạo thành công loại robot hái dừa cho năng suất cao hơn cả con người. -
Phát triển da nhận tạo có thể phản ứng với cơn đau như con người
Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học RMIT (Úc) đã phát triển một loại da nhân tạo có thể phản ứng với cơn đau giống như con người. -
Áp dụng công nghệ in 3D sinh học điều trị tổn thương dạ dày
Mới đây các nhà nghiên cứu Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) phát triển phương pháp mới trong xử lý các tổn thương dạ dày bằng cách áp dụng công nghệ in 3D sinh học. -
Elon Musk giới thiệu hệ thống 'kết nối não người với máy tính'
Elon Musk đã giới thiệu hệ thống giao diện thần kinh máy tính - não của Neuralink. Hệ thống này bao gồm một chip nhỏ cấy vào hộp sọ để đọc và ghi lại các hoạt động của não. -
Chế tạo viên pin có thể dùng được trong 28.000 năm không cần sạc
Mới đây một công ty sản xuất pin Nano Diamond Battery (NDB) có trụ sở tại Mỹ đã nghiên cứu, chế tạo ra loại pin có thể dùng được 28.000 năm không cần sạc. -
Sáng chế robot cực nhỏ chạy bằng methanol có gì khác biệt
Trước đây các nhà nghiên cứu chế tạo ra các loại robot chạy bằng điện, pin mặt trời,…Nhưng mới đây nhóm các nhà khoa học của Đại học Nam California (Mỹ) đã sáng chế ra mẫu robot mới sử dụng nhiên liệu lỏng methanol -
Nghiên cứu chế tạo loại gạch thông minh có thể thành siêu tụ điện
Mới đây nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Washington ở St. Louis (WUSL) đã nghiên cứu chế tạo gạch thành siêu tụ điện, có thể sạc điện để cung cấp cho các thiết bị điện tử