Những loại cá không nên, nên cho trẻ nhỏ ăn, loại tốt nhất?
Những loại cá không nên, nên cho trẻ nhỏ ăn, loại tốt nhất?
Cá được biết là nguồn dinh dưỡng phong phú, có lợi cho trẻ nhỏ giúp trẻ cao lớn, khoẻ mạnh và thông minh hơn. Nhưng một số loại cá dưới đây tốt nhất không nên cho trẻ nhỏ ăn vì vừa dễ gây bệnh lại làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể của trẻ nhỏ, vậy đó là những loại cá nào?
Cá một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Trong cá chứa nhiều axit béo Omega-3 (đặc biệt là DHA và EPA) những chất này có lợi cho sự phát triển trí não, thị giác, tốt cho xương của trẻ. Ngoài ra, các còn chứa nhiều đạm, vitamin D, chứa ít chất béo bão hòa tốt cho sự phát triển cho trẻ, đặc biệt hơn DHA có trong dầu cá sẽ giúp trẻ mới sinh thông minh, sáng mắt, hoàn thiện quá trình phát triển chức năng não bộ. Do đó việc bổ sung cá trong các bữa ăn hàng ngày là điều cần thiết cho trẻ nhưng không phải loại cá nào cũng nên cho trẻ nhỏ ăn mà một số loại cá dưới đây tốt nhất không nên cho trẻ nhỏ ăn nếu tiêu thụ nhiều sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Những loại cá không nên cho trẻ ăn để tránh gây hại
Cá ướp muối
Cá khô, cá ướp muối có đặc điểm là vị mặn, ăn rất đưa cơm, khá nhiều trẻ nhỏ rất thích ăn loại cá này. Nhưng do những con cá khô, cá ướp muối đã trải qua quá trình ướp muối, phơi khô nên hầu hết các chất dinh dưỡng trong cá đã bị mất đi, chủ yếu là chứa lượng muối lớn. Khi tiêu thụ những loại cá này quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, thận của trẻ, hoặc cũng có thể làm hại cho sức khỏe mạch máu.
Bên cạnh đó, cá ướp muối, cá khô còn có chứa nhiều nitrit, nitrit khi vào cơ thể người sẽ tạo ra nitrosamine, nitrosamine là chất gây ung thư mạnh, có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến gan của trẻ nhỏ do đó nên tránh cho trẻ nhỏ ăn loại cá này.
Cá không còn tươi, ngon
Khi mua cá để chế biến cho trẻ nhỏ tốt không không chọn mua những con cá không còn tươi, ngon mà hãy chọn những con cá còn tươi, có phần mắt trong suốt, nhãn cầu còn nguyên, đầy đặn và hơi lồi. Bởi những con cá không còn tươi sẽ đi đôi với chất lượng kém, bị ươn, không còn tươi ngon nữa khi sử dụng để chế biến có thể khiến cho các vitamin, khoáng chất sẽ mất dần, vi khuẩn trong cá phát triển nhanh gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.
Nếu thấy con cá không còn cử động, phần bụng bị phình lên, ngửa lên trên mặt nước rất to thì tuyệt đối không nên mua vì có thể đã chết từ lâu, nội tạng bên trong hư hỏng nên tạo thành khí, khiến bụng cá phình lên.
Thường nhiều người sẽ nghĩ những con cá to sẽ ngon hơn, nhiều thịt hơn nhưng đối với những con cá nước ngọt có kích thước to bất thường thì cần xem xét. Đối với các loại cá nước ngọt, trọng lượng khoảng 2-3kg, kích thước cơ thể không quá to. Do đó, khi đi chợ mua cá cho trẻ nhỏ thấy những con cá nước ngọt có kích thước quá lớn, hàng chục cân thì đừng vội mua ngay, hãy cân nhắc bởi có thể chúng bị tiêm hormone tăng trưởng, cá nuôi chứ không phải cá tự nhiên, cá được cho ăn thức ăn tăng trọng ...
Khi trẻ tiêu thụ những con cá này sẽ tiềm ẩn nguy cơ làm tổn thương sức khoẻ do đó bố mẹ nên tránh mua loại cá này để chế biến cho trẻ nhỏ
Cá có mùi kỳ lạ
Nếu phát hiện cá mùi giống như mùi dầu hỏa thì không nên cho trẻ ăn bởi phần lớn nguyên nhân là do cá sinh sống trong vùng nước ô nhiễm, chứa nhiều chất thải, formaldehyde, kim loại nặng, vùng nước thải các nhà máy, hóa chất, gần khu vực sinh hoạt.
Do cá sinh sống ở các khu vực này, cơ thể dư thừa kim loại nặng và các chất độc hại khác, tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến cho việc thu nạp các chất độc hại vào cơ thể vượt quá tiêu chuẩn. Khi tiêu thụ loại cá này sẽ khiến cho cơ thể trẻ cảm thấy buồn nôn, đau đầu, tổn thương đường tiêu hóa, và thậm chí sẽ đe dọa đến tính mạng trẻ.
Cá sống
Cá sống nếu không được chọn lựa nguyên liệu và sơ chế sạch sẽ chứa rất nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn khi tiêu thụ loại cá này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, trẻ dễ nhiếm các trứng giun, sán trong cá. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ có sức đề kháng và khả năng miễn dịch tương đối yếu, rất dễ bị tổn thương do tiêu thụ đồ sống.
Các loại cá tốt nhất cho trẻ nên bổ sung
Cá diêu hồng
Cá diêu hồng rất giàu selen, vitamin A, kali và axit béo omega-3 tốt cho sự phát triển của trẻ. Khi sử dụng cá diêu hồng có thể kết hợp dễ dàng với các loại thực phẩm khác như rau xanh, cải xoăn, khoai lang…giúp bé háp thụ thêm nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất có lợi ngoài thịt cá.
Cá quả (cá lóc)
Cá quả chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều các vi chất có lợi cho sức khỏe, sự phát triển của trẻ nhỏ như: Canxi, Protid, Protein Lipid, cùng với nhiều chất dinh dưỡng khác tốt cho quá trình phát triển trí tuệ và tăng sức đề kháng cho trẻ đặc biệt dễ tiêu hóa phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Ngoài sở hữu nhiều chất có lợi cho sức khỏe, loại cá này thơm ngon, ít xương và rất dễ chế biến nên kích thích trẻ ăn nhiều.
Cá hồi
Cá hồi là một trong những loại cá rất tốt, có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ bởi trong cá hồi chứa nhiều Canxi , Sắt, Kẽm, Magie, Vitamin A, vitamin B, vitamin D, vitamin E và lượng lớn axit béo không bão hòa tốt cho sức khỏe và sự phát triển của não bộ giúp trẻ thông minh hơn. Bên cạnh đó, thịt cá hồi mềm, ít xương và thơm ngon rất thích hợp để chế biến thành món ăn cho trẻ như nấu cháo, làm ruốc, hấp, rán,…
Cá basa
Cá basa có hàm lượng Axit amin cao cùng nhiều vi chất rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ. Ngoài ra, các basa còn chứa nhiều Omega-3 tự nhiên rất tốt cho mắt và cần thiết cho cơ thể và sự phát triển của trể. Các chất dinh dưỡng của cá basa nằm dưới lớp mỡ, do đó khi chế biến cá basa các bà mẹ không nên loại bỏ phần mỡ của cá
Những điều cần lưu ý khi chế biến cá cho trẻ nhỏ
+ Những trể đang ở giai đoạn tập ăn dặm nên chế biến bằng phương pháp hấp, luộc, hầm, nấu cháo. Không nên dùng cách chiên, nướng, hạn chế dầu mỡ.
+ Khi chế biến các loại cá nên loại bỏ hết xương khỏi thịt cá, có thể để miếng cá vào trong miếng vải gạc sạch rồi bóp thịt đổ vào bát, nếu có xương cá thì nó sẽ bị vướng lại trên các miếng vải gạc.
+ Tránh làm vỡ mật cá khi sơ chế cá
Suckhoecuocsong.vnTH
Các tin khác
-
Vì sao không nên đi chân trần ngay cả khi ở nhà
Thói quen đi chân trần ngay cả khi ở nhà giúp nhiều người cảm thấy thoải mái sau ngày làm việc dài nhất là những người phải thường xuyên đi giày cao gót, giày đế cứng. Nhưng việc đi chân trần có thể gây hư hại về cấu trúc xương của cơ thể. -
Những điều cần biết khi sử dụng tổ yến tránh ảnh hưởng tới sức khỏe
Yến sào dù là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe nhưng khi sử dụng yến sào cần nằm rõ những điều dưới đây tránh gặp phải những rắc rối không mong muốn trong quá trình sử dụng, gây hại cho sức khỏe -
Ăn tổ yến bao lâu có tác dụng, cách chưng tổ yến đúng chuẩn tại nhà
Tổ yến là một trong những thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhưng khi ăn tổ yến khá nhiều chưa biết nên ăn bao bâu thì có tác dụng hay ăn bao nhiêu tổ yến có lợi cho sức khỏe, hạn chế những sai lầm khi ăn tổ yến. -
Những sai lầm cần tránh khi ăn tổ yến gây hại cho sức khỏe
Tổ yến từ lâu được biết đến với công dụng bồi bổ sức khỏe, chống suy nhược, ngủ sâu giấc, giải tỏa căng thẳng, tăng cường trí nhớ,...Nhưng khi ăn tổ yến cần tránh những sai lầm dưới đây để tránh gây hại cho sức khỏe. -
Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở nhiều nước trên thế giới, gây hoang mang cho người dân. Vậy những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ nhất là điều mà nhiều người muốn tìm hiểu đề từ đó có phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. -
Những bí quyết giảm chất gây ung thư khi nướng thịt
Món thịt nướng là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích trong mỗi dịp tụ tập, nhưng món thịt nướng cũng là tác nhân làm tăng nguy cơ ung thư khi ăn nhiều, chế biến không đúng cách -
Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
Để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, tăng sức đề kháng bên cạnh áp dụng một chế độ dinh dưỡng tốt, nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc đúng cách thì việc tránh xa một số thực phẩm dưới đây nhằm hạn chế tình trạng mất nước, viễm nhiễm trong cơ thể có thể trở nên tồi tệ hơn. -
Phân biệt cúm A với viêm mũi họng cấp đúng chuẩn
Cúm A với viêm mũi họng cấp có triệu chứng khá giống nhau nên khiến nhiều nhầm lẫn dẫn đến điều trị chưa đúng gây tình trạng bệnh kéo dài, không điều trị dứt điểm ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
Trong giai đoạn nhiều dịch bệnh đang có dấu hiệu tăng trở lại như cúm A, cúm B, dịch Covid-19 hay bệnh đậu mùa khỉ gây lo ngại cho cộng đồng. Để tăng cường sức đề kháng cho sức khỏe trước dịch bệnh hãy nên bổ sung những thực phẩm cực có lợi dưới đây -
Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cúm B hiệu quả nhất
Trong thời điểm giao mùa, cúm B sẽ rất thuận lợi để phát triển, tấn công đường hô hấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách.