Những kiểu di cư kỳ lạ nhất của động vật
Cá trình nước ngọt
Cá trình nước ngọt được sinh ra là để đối mặt với những vùng nước gồ ghề, nguy hiểm. Sau khi nở ra trong nước mặn của biển Sargasso, chúng bơi tới những con sông nước ngọt ở Anh và bờ Đông của Bắc Mỹ. Trên đường đi, thận của chúng thích nghi với sự thay đổi về độ mặn. Đến thời điểm đẻ trứng, lũ cá trình này sẽ trở về nơi xuất phát.
Cá voi lưng gù
Những sinh vật này đang nắm kỷ lục thế giới về hành trình dài nhất của các loài thú. Mỗi năm, chúng dành mùa hè ấm áp cho việc thoả thích đánh chén một tấn thức ăn mỗi ngày trong vùng nước ngoài khơi Nam cực. Khi mùa đông đến, chúng bơi ngược 8.000 km lên các bãi kiếm ăn gần Columbia và xích đạo.
Sếu cổ dài
Nỗ lực khôi phục dân số của loài sếu cổ dài bao gồm cả việc dạy các bài học bay cho loài chim trắng quý hiếm này. Những robot được điều khiển bằng radio và các máy bay siêu nhẹ được nguỵ trang như sếu đã dẫn dường cho chúng bay về phương nam tới những vùng bảo tồn.
Chim ruồi họng đỏ
Trước khi bắt đầu hành trình 800 km tới miền Trung Mỹ, chim ruồi họng đỏ chén đẫy mật ong, côn trùng và sáp cây. Những sinh vật tí hon này nặng thêm 2 gram chất béo, hầu như gấp đôi trọng lượng cơ thể, và bắt đầu chuyến bay không nghỉ từ miền đông Bắc Mỹ băng qua Vịnh Mexico.
Cá hồi
Sau nhiều năm bơi lội dưới biển, cá hồi theo khứu giác của mìnhđể trở về các dòng suối nước ngọt nơi chúng ra đời và cuối cùng là chết ở đó. Chúng bơi ngược dòng chống lại dòng nước xiết dài hàng trăm dặm để trở về nhà an toàn, ngay cả khi điều đó có nghĩa là chúng sẽ đến nơi trong tình trạng kiệt quệ.
Bướm chúa
Hành trình di cư cư thăm thẳm đã ăn vào máu của bướm chúa. Cứ mùa thu đến, hàng nghìn con lại nhằm hướng tây về phía California và Mexico. Chúng lênh đênh hơn 4.500 km, xuyên qua nước Mỹ và Canada. Nhưng bằng cách nào chúng biết địa điểm và thời gian để bắt đầu thì vẫn còn là điều khó hiểu với các nhà khoa học.
Linh dương
Những bãi cỏ xanh rờn đã thu hút hơn 1,5 triệu sinh vật ăn cỏ này, tập trung thành đàn khổng lồ từ đồng bằng Serengeti, cùng với hàng nghìn con ngựa vằn và linh dương gazen, đi xa hơn 1000 km để tránh cái khô nóng ở Tanzania và Kenya.
Rùa xanh
Bản năng làm mẹ thúc đẩy những con rùa xanh cái bơi trở lại nơi đã ra đời để bắt đầu gia đình của chính mình. Những cô rùa bụng mang dạ chửa lặn lội bơi hơn 1000 dặm từ bãi kiếm ăn ven biển ở Brazil ra đến giữa vùng Nam Đại Tây Dương, tới đảo Ascension. Trên bãi cát này, những bà mẹ tương lai đào tổ và đẻ trứng trước khi lộn trở về nhà.
Ve sầu
Trong tháng này, hàng tỷ con ve sầu mũm mĩm, kêu vo vo sẽ đồng loạt chui lên từ lòng đất để tụ tập, ca hát và kết duyên. Loài côn trùng này đã dành 17 năm náu mình trong lòng đất, lớn lên theo 5 giai đoạn. Sự lộ mình đồng loạt của chúng sẽ lấn át những kẻ ăn thịt, và khiến cho nhiều con có cơ hội sống sót trong 5 tuần trưởng thành sau đó.
Chuột lemming
Trên vùng đồng rêu Bắc cực, việc dân số quá đông và cái đói khát đã đẩy chúng di cư thành đàn lớn với tốc độ cao. Các nhà nghiên cứu đã ghi lại những sinh vật bé nhỏ này chạy gần 16 km mỗi ngày. Với những con yếu, nhịp di chuyển như vậy là quá nhanh và chúng tụt lại sau cho đến chết.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Lợi ích bất ngờ của chó mèo đối với trẻ nhỏ
Chó mèo không chỉ giúp trẻ nhỏ quan tâm đến mọi người xung quanh, dạy trẻ nhiều kỹ năng sống mà còn là một người bạn đồng hành tuyệt vời trong những năm tháng lớn khôn, trưởng thành. -
Lợi ích bất ngờ của cho mèo đối với người già
Những người cao tuổi luôn đối mặt với sự cô đơn, tuổi già hay những sự thay đổi lớn của cuộc sống như nghỉ hưu, mất đi người thân yêu, thay đổi cơ thể do tuổi tác cao do đó chó mèo đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe cũng như tâm trạng của người cao tuổi. -
Chó mèo mang lại lợi ích gì cho người độc thân
Khi nuôi chó mèo không chỉ giúp những người độc thân cảm thấy vui vẻ, bớt cô đơn, cuộc sống bớt trống chải hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. -
Vì sao Linh cẩu loài vật máu lạnh, tàn nhẫn lại vô cùng thông minh
Trong thế giới tự nhiên tại sao không phải gấu, sư tử, hổ, báo, chó sói là loài động vật máu lạnh mà lại là linh cẩu. Vì sao loài động vật này lại bị ghét đến vậy, hãy cùng tìm hiểu. -
Dịch Covid-19 khiến hơn 1.000 con voi tại Thái Lan thiếu thức ăn, phải đi xin ăn
Hơn 1.000 con voi được thuần hóa trong số 3.800 con voi của Thái Lan mất việc, thiếu thức ăn đứng trước nguy cơ phải đi theo chủ ăn xin hoặc vào rừng chở gỗ lậu vì dịch Covid-19 -
Tại sao đầu chim gõ kiến không bị làm sao khi mổ liên tục vào cây?
Nếu chẳng may vô tình bạn bị va đầu vào tường, giường, cây cối cũng đã khiến chúng ta cảm thấy hoa mắt chóng mặt. Nhưng tại sao chim gõ kiến gõ vào thân cây liên tục đầu của chúng lại không gặp vấn đề gì? -
Rắn có bị chết bởi nọc độc của chính nó hay không?
Nọc độc rắn vô cùng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người và các loài động vật khác rất nhanh nếu không được chữa trị. -
Cá sấu có thể hạ gục con mồi lớn vì sao?
Những loài động vật như: linh dương, trâu rừng, chim, động vật có vú thậm chí cả sư tử đều khó lòng thoát khỏi sự tấn công của cá sấu. Vậy tại sao cá sấu có thể hạ ngục được những con mồi to lớn và nguy hiểm một cách dễ dàng đến vậy? -
Tại sao cá sấu có thể nhịn ăn hàng tháng trời
Nhưng với một con cá sấu trưởng thành chúng có thể nhịn không ăn gì từ 3-4 tháng liền mà không cảm thấy đói thậm chí có một số trường hợp ghi nhận có những con cá sấu có thể sống sót cả năm trời mà không cần ăn uống gì. -
Tại sao cá sấu lại sợ hà mã?
Hà mã có vẻ ngoài hiền lành, cục mình tưởng chừng không có gì đáng sợ nhưng kể cả loài cá sấu hung dữ đến như vậy mà cũng phải sợ hà mã. Vậy tại sao cá sấu lại sợ hà mã?