Những động vật sinh con theo phương pháp kỳ lạ
Thế giới động vật luôn chứa đựng những điều thú vị, thách thức sự hiểu biết của con người. Hãy cùng điểm lại một số loài động vật có quá trình sinh sản hết sức kỳ lạ để thấy được sự phong phú của tự nhiên.
1. Cá ngựa
Nếu có danh hiệu dành cho những “ông bố đặc biệt” thì cá ngựa đực chắc chắn sẽ chiến thắng. Cá ngựa sinh con theo một cách kỳ lạ: con đực giữ vai trò mang thai và ấp trứng. Con cái đẻ trứng vào cái túi trước bụng con đực. Trứng sau đó sẽ được thụ tinh. Khi cá ngựa con nở, chúng vẫn ở trong túi ấp và tự bơi ở ngoài khi trưởng thành.
2. Cá mập diềm
Điểm khác biệt ở loài cá mập có hình dạng giống lươn này là quá trình phát triển rất chậm của phôi thai, chỉ được khoảng 1,4cm mỗi tháng. Với tốc độ “rùa bò” như vậy, thời kỳ mang thai ở cá mập diềm kéo dài tận 3,5 năm.
3. Loài thú có túi ôpôt
14 ngày là khoảng thời gian mang thai được đánh giá tương đối dễ dàng của những con thú có túi ôpôt. Ngoài ra, con non sẽ được nuôi dưỡng bên trong túi mẹ trong vòng từ 2 đến 3 tháng.
4. Voi
Thời gian mang thai của voi lên đến 23 tháng, dài nhất trong số các loài động vật sống trên mặt đất. Đặc biệt hơn, một con voi con vừa mới sinh đã nặng tới khoảng 120kg.
5. Chó
24 - đó là số lượng chó con được sinh ra trong 1 lứa nhiều nhất tính đến thời điểm này. Sách kỷ lục Guinness đã ghi nhận thành tích đó của 1 con chó mẹ ở Anh có tên là Tia vào năm 2004. Sau cuộc “vượt cạn” đầy ngoạn mục này, có 20 con đã sống sót.
6. Cá mập đầu búa sinh sản đơn tính
Những con cá mập đầu búa cái có thể sinh sản mà không cần đến những con cá đực. Một con cá mập cái rất khó tìm được một con đực vì trong đại dương bao la mà số lượng của chúng đang giảm nên hiện tượng sinh sản đơn tính có khả năng sẽ xảy ra nhiều.
7. Bạch tuộc
Bạch tuộc là loài đẻ trứng. Chúng có một quá trình sinh sản hết sức kỳ lạ. Khi giao cấu, con đực dùng tua (thường được gọi là “tay giao cấu”) để đưa tinh trùng vào người con cái. Bạch tuộc cái có thể giữ tinh trùng trong người cho đến khi trứng sẵn sàng để thụ tinh (trung bình khoảng 200.000 trứng). Con mẹ sau đó sẽ bảo vệ và cung cấp ôxy cho trứng bằng cách thổi nước qua.
8. Cá heo
Gần đến ngày sinh, cơ thể cá heo mẹ tăng thêm 50% so với lúc bình thường. Thời gian mang thai của cá heo thường dài, trong khoảng 1 năm.
9. Tinh tinh
Tinh tinh là họ hàng gần nhất của con người trong số các loài động vật, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi chúng có quá trình sinh sản khá giống với con người, từ việc giao phối, mang thai cho đến sinh con.
10. Cá ăn thịt sống ấp trứng trong miệng
Loài cá này sinh sống ở vùng biển ngoài khơi Malaysia. Sau khi trứng được thụ tinh, cá đực sẽ ngậm những quả trứng vào trong miệng của mình để bảo vệ những đứa con chưa chào đời khỏi kẻ thù. Cá đực đảm nhiệm quá trình ấp trứng bằng miệng trong nhiều tuần. Suốt thời gian ấp trứng, cá đực thậm chí phải nhịn ăn hoàn toàn cho đến khi trứng nở thành cá con.
Mặc dù cá đực không ăn trong thời kỳ ấp trứng, nhưng một số nghiên cứu khoa học phát hiện thấy rằng có tới 30% trứng trôi vào bụng của cá đực. Đây là lý do loài cá này được gọi là cá ăn thịt.
11. Ếch đực Darwin sinh con bằng miệng
Loài ếch này vẫn đẻ trứng như bình thường, con đực sau đó sẽ nuốt trứng của chúng vào bụng, ấp trứng trong dạ dày trong ít nhất 6 tuần, trứng sẽ nở thành nòng nọc. Sau đó, con đực sẽ nôn chúng ra qua đường miệng của mình. Khi loài ếch này nuốt trứng vào bụng, dạ dày của chúng sẽ tạm thời ngưng tiết ra chất acid để trứng không bị phá hủy như thức ăn. Thời gian ấp trứng chúng cũng không ra ngoài kiếm ăn.
12.Cóc Surinam ấp trứng và sinh con trên lưng
Loài cóc này còn được gọi là cóc tổ ong, chúng sinh sống chủ yếu ở dưới nước tại khu vực Nam Mỹ, trên lưng có những lỗ nhỏ như những lỗ tổ ong.
Đến mùa giao phối, trứng sẽ được thụ tinh bên ngoài sau đó được cóc cái phết lên lưng trứng đã được thụ tinh. Trứng sẽ lọt vào các lỗ tổ ong. Ở đây trứng phát triển thành nòng nọc, khi những con nòng nọc rụng đuôi thành cóc sẽ chui ra khỏi lưng cóc mẹ.
13. Con tatu
Giống như một số loài động vật có vú khác như gấu và lửng, tatu có khả năng trì hoãn và giữ một phôi thai trong trạng thái “ngủ đông”, không hoạt động cho đến khi có điều kiện thuận lợi cho việc mang thai. Mặc dù thời gian mang thai chỉ mất khoảng 4 tháng, nhưng vì sự chậm trễ đó nên phải 8 tháng sau khi giao phối, những con non mới được sinh ra.
14. Thú mỏ vịt đẻ trứng
Hình dáng của thú mỏ vịt rất đặc biệt, miệng của nó giống như miệng vịt, đuôi giống đuôi cá và chân thì lại như chân ếch. Điều làm người ta kinh ngạc là thú mỏ vịt tuy là động vật có vú nhưng chúng lại đẻ trứng thay vì đẻ con.
Thú mỏ vịt một lần có thể sinh 1- 3 quả trứng. Trứng qua 10 ngày ấp, con sẽ được mở ra. Con của thú mỏ vịt mới nở dài 2,5 cm. Con cái không có vú, sữa từ phần bụng chảy ra. Khi cho con uống sữa, thú mỏ vịt mẹ sẽ nằm ngửa bụng lên trời. Thú mỏ vịt con trèo lên trên mình mẹ liếm thức ăn, đây lại là một điểm khác biệt của thú mỏ vịt.
15. Chuột lang
Là quán quân trong lĩnh vực gây giống, chuột lang có khả năng mang thai từ rất sớm, khi mới chỉ 4 tuần tuổi và mất từ 2 đến 15 giờ sau sinh là có thể lấy lại được toàn bộ sinh lực.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Lợi ích bất ngờ của chó mèo đối với trẻ nhỏ
Chó mèo không chỉ giúp trẻ nhỏ quan tâm đến mọi người xung quanh, dạy trẻ nhiều kỹ năng sống mà còn là một người bạn đồng hành tuyệt vời trong những năm tháng lớn khôn, trưởng thành. -
Lợi ích bất ngờ của cho mèo đối với người già
Những người cao tuổi luôn đối mặt với sự cô đơn, tuổi già hay những sự thay đổi lớn của cuộc sống như nghỉ hưu, mất đi người thân yêu, thay đổi cơ thể do tuổi tác cao do đó chó mèo đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe cũng như tâm trạng của người cao tuổi. -
Chó mèo mang lại lợi ích gì cho người độc thân
Khi nuôi chó mèo không chỉ giúp những người độc thân cảm thấy vui vẻ, bớt cô đơn, cuộc sống bớt trống chải hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. -
Vì sao Linh cẩu loài vật máu lạnh, tàn nhẫn lại vô cùng thông minh
Trong thế giới tự nhiên tại sao không phải gấu, sư tử, hổ, báo, chó sói là loài động vật máu lạnh mà lại là linh cẩu. Vì sao loài động vật này lại bị ghét đến vậy, hãy cùng tìm hiểu. -
Dịch Covid-19 khiến hơn 1.000 con voi tại Thái Lan thiếu thức ăn, phải đi xin ăn
Hơn 1.000 con voi được thuần hóa trong số 3.800 con voi của Thái Lan mất việc, thiếu thức ăn đứng trước nguy cơ phải đi theo chủ ăn xin hoặc vào rừng chở gỗ lậu vì dịch Covid-19 -
Tại sao đầu chim gõ kiến không bị làm sao khi mổ liên tục vào cây?
Nếu chẳng may vô tình bạn bị va đầu vào tường, giường, cây cối cũng đã khiến chúng ta cảm thấy hoa mắt chóng mặt. Nhưng tại sao chim gõ kiến gõ vào thân cây liên tục đầu của chúng lại không gặp vấn đề gì? -
Rắn có bị chết bởi nọc độc của chính nó hay không?
Nọc độc rắn vô cùng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người và các loài động vật khác rất nhanh nếu không được chữa trị. -
Cá sấu có thể hạ gục con mồi lớn vì sao?
Những loài động vật như: linh dương, trâu rừng, chim, động vật có vú thậm chí cả sư tử đều khó lòng thoát khỏi sự tấn công của cá sấu. Vậy tại sao cá sấu có thể hạ ngục được những con mồi to lớn và nguy hiểm một cách dễ dàng đến vậy? -
Tại sao cá sấu có thể nhịn ăn hàng tháng trời
Nhưng với một con cá sấu trưởng thành chúng có thể nhịn không ăn gì từ 3-4 tháng liền mà không cảm thấy đói thậm chí có một số trường hợp ghi nhận có những con cá sấu có thể sống sót cả năm trời mà không cần ăn uống gì. -
Tại sao cá sấu lại sợ hà mã?
Hà mã có vẻ ngoài hiền lành, cục mình tưởng chừng không có gì đáng sợ nhưng kể cả loài cá sấu hung dữ đến như vậy mà cũng phải sợ hà mã. Vậy tại sao cá sấu lại sợ hà mã?