Những đối tượng nào không nên uống sữa đậu nành
Lợi ích từ sữa đậu nành
Sữa đậu nành có tác dụng ổn định huyết áp, giảm cholesterol, giữ dáng, làm đẹp da, thanh phế, tiêu đờm.
Sữa đậu nành có tác dụng ổn định huyết áp, giảm cholesterol, tiêu đờm...
Đặc biệt, mỗi ngày uống một cốc sữa đậu nành có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa ung thư đại tràng...
Những lưu ý khi uống sữa đậu nành
+ Không nên đánh trứng với sữa đậu nành do lòng trắng trứng kết hợp với men trypsin trong sữa tạo thành hợp chất kết tủa khiến cho cơ thể khó hấp thu và làm mất đi những chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành.
+ Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành một lúc. Nếu uống quá nhiều dễ dẫn đến đau bụng, đi gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.Lưu ý một lần không nên uống quá 500ml.
+ Không uống sữa đậu nành khi đói vì hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể, không phát huy tác dụng thuốc bổ.
+ Không uống sữa đậu nành chưa nấu chính vì sữa đậu nành sống có hại cho sức khỏe của con người. Nguyên nhân do đậu nành chứa hai loại chất độc hại, nó sẽ dẫn đến các rối loạn chuyển hóa protein và là nguyên nhân gây kích thích cho đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc.
+ Không uống sữa đậu nành cùng kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine vì thuốc sẽ phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.
+ Không cho đường đỏ vào sữa đậu nành vì đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…khi kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
Các đối tượng không nên sử dụng sữa đậu nành
+ Người bị ung thư vú không nên sử dụng đậu nành do có phytoestrogen tác động như kích thích tố estrogen gây ra tương tác và có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.
Phụ nữ mang thai, người bị ung thư vú, viêm loét dạ dày, sỏi thận...không nên uống sữa đậu nành
+ Người bị viêm dạ dày cấp và mãn tính không thích hợp với sữa đậu nành. Nguyên nhân do sữa đậu nành khiến cho a-xít trong dạ dày bị dư thừa sẽ rất dễ bị đầy hơi, khi đó bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng hơn.
+ Người bị loét dạ dày và viêm thận: Những người bị loét dạ dày không nên uống sữa đậu nành bởi một chút đường trong sữa sẽ khiến cho căn bệnh đầy bụng, ợ hơi và các triệu chứng khác nặng nề hơn. Ngoài ra, những người bị suy chức năng thận cần một chế độ ăn protein thấp trong khi sữa đậu nành rất giàu protein, qua đó tạo nên gánh nặng cho thận.
+ Người bị sỏi thận: Oxalat có trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với canxi trong thận để tạo ra sỏi thận. Vì vậy, những bệnh nhân mắc sỏi thận cũng không nên uống sữa đậu nành.
+ Người bị bệnh Gout không nên sử dụng sữa đậu nành do hàm lượng Purine có trong sữa đậu nành tương đối cao.
+ Phụ nữ có thai: Trong thời kỳ mang thai và đang cho con bú, chỉ nên sử dụng sữa đậu nành ít và dùng khi thấy cần thiết. Vì khi dùng nhiều đậu nành có thể nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi.
Những đối tượng nào không nên uống sữa đậu nành.
Hải Yến
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.