Những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai
Được làm cha mẹ là một thiên chức thiêng liêng của tất cả chúng ta. Khi chúng ta quyết định có con là chúng ta đã bước vào một cuộc hành trình kỳ diệu trong cuộc đời. Để có một thai kỳ an toàn, tự nhiên, hạnh phúc nhằm sinh ra một đứa con khoẻ mạnh, thông minh, bạn phải có sự chuẩn bị thật tốt trước khi mang thai. Chuẩn bị trước khi mang thai tốt là sự khởi đầu đảm bảo cho một sự sống phát triển tốt.
Chuẩn bị về mặt tinh thần
Có con sẽ đánh dấu một mốc quan trọng trong cuộc sống gia đình của mỗi người. Rồi bạn sẽ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau khi đứa con của mình ra đời. Bạn sẽ luôn nghĩ đến đứa con của mình khi sinh ra sẽ như thế nào về hình hài về vóc dáng. Trước khi mang thai, hãy nghĩ thật nhiều về những điều tốt đẹp, hãy ôn lại thật nhiều những kỷ niệm đẹp của gia đình để khi sinh ra, con bạn sẽ là một đứa bé khoẻ mạnh, thông minh, vui vẻ. Hãy gửi gắm vào con tất cả tình yêu thương của bạn và gia đình bạn.
Chuẩn bị về mặt tinh thần tốt trước khi mang thai cũng là bước đà giúp bạn thực hiện tốt thiên chức làm mẹ sau này. Và hơn thế nữa sự chuẩn bị tốt về mặt tinh thần sẽ đem lại cho bạn một thai kỳ trọn vẹn hơn.
Chuẩn bị về mặt sức khoẻ
Để đảm bảo sức khoẻ cho em bé phát triển trong cơ thể bạn 9 tháng 10 ngày, bạn cũng cần phải chuẩn bị cho mình sức khoẻ thật tốt. Chỉ khi có sức khoẻ thật tốt thì cơ thể của bạn mới thích nghi được với sự biến đổi tâm sinh lý trong suốt thai kỳ.
Các cách thức để có một sức khỏe tốt bao gồm: Khám sức khoẻ tiền hôn nhân và trước khi mang thai; Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối, đầy đủ; Duy trì một chế độ tập thể dục hài hoà, vừa sức; Tiêm chủng trước và trong khi mang thai đầy đủ, đúng thời gian. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét các cách thức này.
Khám sức khoẻ tiền hôn nhân và trước khi mang thai
Khám sức khoẻ tiền hôn nhân là việc làm cần thiết và phổ biến với những bạn trẻ hiện đại. Việc khám sức khoẻ tiền hôn nhân giúp bạn hiểu rõ về tình trạng sức khoẻ của bản thân, qua đó sớm phát hiện ra một số bệnh không nên kết hôn và sinh đẻ để tránh sinh con ra bị dị tật bẩm sinh. Việc khám sức khoẻ tiền hôn nhân cũng giúp bạn có thể phát hiện sớm một số khiếm khuyết ở bộ phận sinh dục nam và nữ, từ đó giúp bạn tìm cách để khắc phục. Ngoài ra, khám sức khoẻ tiền hôn nhân là cơ hội để bạn được bác sỹ chuyên khoa tư vấn về đời sống sinh hoạt gia đình, các biện pháp phòng tránh thai hoặc vấn đề ưu sinh – đây là những kiến thức rất quan trọng trong kiến thức sinh sản mà mỗi người cần biết.
Khám sức khoẻ trước khi mang thai là một việc quan trọng để đặt nền tảng vững chắc cho em bé được phát triển tốt nhất. Việc khám sức khoẻ trước khi mang thai giúp bạn biết được cơ thể bạn đã chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng cho một mầm sống hình thành và phát triển hay chưa? Từ đó, bạn sẽ có kế hoạch tốt nhất cho một thai kỳ của mình.
Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối, đầy đủ
Trong suốt thai kỳ, thai nhi phát triển nhờ vào nguồn dinh dưỡng được cung cấp từ cơ thể người mẹ. Chính vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối và đầy đủ trước khi mang thai sẽ giúp bạn chuẩn bị sẵn một lượng dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi và là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của thai nhi.
Thực đơn hàng ngày của bạn cần cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như carbonhydrate, đạm, béo, khoáng, vitamin. Các món ăn cần luôn được thay đổi để khẩu vị không bị nhàm chán. Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi vì trong rau xanh và hoa quả tươi chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, cần tăng cường bổ sung canxi và sắt, axitfolic vì đây là những vi chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và cơ thể mẹ khi mang thai. Những vi chất này có trong thức ăn hàng ngày, sữa và viên uống bổ sung vi chất cho bà bầu. Bạn cần bổ sung các vi chất này hợp lý, đầy đủ trước, trong và sau thai kỳ.
Duy trì một chế độ tập thể dục hài hoà, vừa sức
Trong suốt thai kỳ, cơ thể người mẹ luôn thay đổi để thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Trong thời gian này, đôi chân của bạn phải chống đỡ sức nặng ngày một lớn, cho nên ngay từ trước khi mang thai, việc luyện tập để có một cơ thể rắn chắc và khoẻ mạnh là điều rất cần thiết.
Thói quen tập thể dục để nâng cao sức khoẻ đang được rất nhiều các bạn trẻ duy trì thường xuyên. Nếu chưa có thói quen tập thể dục, bạn hãy chọn ngay một hình thức tập thể dục phù hợp và tập trong một khoảng thời gian nhất định nào đó trong ngày, dần dần bạn sẽ tạo thành thói quen cho mình, giúp chuẩn bị tốt cho một thai kỳ trong tương lai.
Tiêm chủng đúng, đủ trước và trong khi mang thai
Việc làm xét nghiệm máu khi kiểm tra sức khoẻ trước mang thai có thể giúp bạn biết được cơ thể bạn đã miễn nhiễm hay chưa. Trong trường hợp cơ thể bạn chưa được miễn nhiễm bạn phải tiêm phòng ngay. Nếu mới têm chủng, bạn không nên có thai ngay mà phải đợi đến khi trong máu hết virus thì mới nên có thai để tránh các dị tật cho thai nhi. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sỹ về các loại vacxin cần tiêm, liều tiêm và thời gian tiêm.
Chuẩn bị về mặt tài chính
Không nên đợi đến khi em bé chào đời thì mới lo đến vấn đề tài chính. Ngay khi chuẩn bị có thai, bạn đã phải có sự chuẩn bị về mặt tài chính để có một sự khởi đầu tốt nhất cho con mình. Trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ, bạn nên lập kế hoạch và để ra một số tiền nhất định hàng tháng để thực hiện việc sinh con một cách chủ động và an toàn.
Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn: congioilam.com)
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.