Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thừa muối cần cẩn trọng
Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thừa muối cần cẩn trọng
Muối là một trong những khoáng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể. Nhưng khi cơ thể đang bị thừa muối khiến ảnh hưởng tới sức khỏe, dễ gây nhiều bệnh khác nhau. Để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo dưới đầy cần điều chỉnh lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn quá nhiều muối có thể gây tăng natri huyết và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng theo thời gian. Khi cơ thể đang thừa muối sẽ có những biểu hiện dễ dàng nhận biết như sau:
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thừa muối
Đau nhức xương
Ăn mặn có thể là một trở ngại lớn cho một khung xương cứng cáp. Khi ăn quá nhiều muối ăn thông thường, thận của bạn không thể đào thải nó ra ngoài hoàn toàn và điều này làm mất canxi. Thiếu canxi mãn tính có thể dẫn đến xương yếu, răng của bạn có vấn đề và thậm chí có thể gây ra bệnh loãng xương.
Sưng tấy
Khi kiểm tra cơ thể nếu vòng một hơi căng hay bàn chân sưng lên, sưng húp mắt vào buổi sáng thì có lẽ cơ thể của bạn đang thừa muối. Tình trạng khi cơ thể bạn bắt đầu giữ thêm nước do ăn nhiều muối được gọi là phù nề và cần được điều trị bằng một chế độ ăn uống hạn chế
Thay đổi khi đi tiểu
Việc tiêu thụ nhiều muối khiến thận phải làm việc thêm giờ để loại bỏ chất này ra khỏi cơ thể dẫn đến đến bệnh thận khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn với nước tiểu có màu trong suốt hoặc hoàn toàn trong suốt. Bên cạnh đó, khi có quá nhiều natri trong cơ thể của bạn có thể là kết quả của việc mất chất lỏng dẫn đến mất nước. Khi cơ thể bị mất nước đáng kể, lượng nước tiểu của bạn sẽ giảm và chuyển sang màu vàng đậm và đặc.
Khát quá mức
Natri có trong muối giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể bạn nhưng khi tiêu thụ quá nhiều muối, cơ thể bạn cần nhiều chất lỏng hơn để giúp đào thải chất lỏng ra ngoài để cơ bắp và các cơ quan khác có thể hoạt động bình thường. Khi cảm thấy khát nước quá mức hãy kiểm tra lại chế độ ăn hàng ngày, lượng muối trong thực đơn.
Chuột rút cơ bắp
Khi tiêu thụ quá nhiều muối, cơ thể có thể xuất hiện tình trạng bị chuột rút hoặc căng tức và đau cơ.
Bí quyết hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày
+ Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng, mức tối đa là không quá một phần năm thìa cà phê muối cho một bữa ăn của một người một ngày.
+ Khi chế biến món ăn nên nếm thức ăn bằng hạt tiêu và các loại thảo mộc và gia vị khác thay vì muối.
+ Lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng muối thấp khi mua thực phẩm chế biến sẵn.
+ Tăng cường ăn các thực phẩm tự nhiên
+ Đọc nhãn khi mua thực phẩm đã được chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối từ đó điều chỉnh cho phù hợp
+ Không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn.
+ Hạn chế các thực phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, pizza, thực phẩm đóng hộp., thực phẩm chế biến sẵn…
+ Nên cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên và kiểm soát chặt chẽ việc thêm các gia vị mặn.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Vì sao không nên đi chân trần ngay cả khi ở nhà
Thói quen đi chân trần ngay cả khi ở nhà giúp nhiều người cảm thấy thoải mái sau ngày làm việc dài nhất là những người phải thường xuyên đi giày cao gót, giày đế cứng. Nhưng việc đi chân trần có thể gây hư hại về cấu trúc xương của cơ thể. -
Những điều cần biết khi sử dụng tổ yến tránh ảnh hưởng tới sức khỏe
Yến sào dù là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe nhưng khi sử dụng yến sào cần nằm rõ những điều dưới đây tránh gặp phải những rắc rối không mong muốn trong quá trình sử dụng, gây hại cho sức khỏe -
Ăn tổ yến bao lâu có tác dụng, cách chưng tổ yến đúng chuẩn tại nhà
Tổ yến là một trong những thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhưng khi ăn tổ yến khá nhiều chưa biết nên ăn bao bâu thì có tác dụng hay ăn bao nhiêu tổ yến có lợi cho sức khỏe, hạn chế những sai lầm khi ăn tổ yến. -
Những sai lầm cần tránh khi ăn tổ yến gây hại cho sức khỏe
Tổ yến từ lâu được biết đến với công dụng bồi bổ sức khỏe, chống suy nhược, ngủ sâu giấc, giải tỏa căng thẳng, tăng cường trí nhớ,...Nhưng khi ăn tổ yến cần tránh những sai lầm dưới đây để tránh gây hại cho sức khỏe. -
Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở nhiều nước trên thế giới, gây hoang mang cho người dân. Vậy những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ nhất là điều mà nhiều người muốn tìm hiểu đề từ đó có phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. -
Những bí quyết giảm chất gây ung thư khi nướng thịt
Món thịt nướng là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích trong mỗi dịp tụ tập, nhưng món thịt nướng cũng là tác nhân làm tăng nguy cơ ung thư khi ăn nhiều, chế biến không đúng cách -
Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
Để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, tăng sức đề kháng bên cạnh áp dụng một chế độ dinh dưỡng tốt, nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc đúng cách thì việc tránh xa một số thực phẩm dưới đây nhằm hạn chế tình trạng mất nước, viễm nhiễm trong cơ thể có thể trở nên tồi tệ hơn. -
Phân biệt cúm A với viêm mũi họng cấp đúng chuẩn
Cúm A với viêm mũi họng cấp có triệu chứng khá giống nhau nên khiến nhiều nhầm lẫn dẫn đến điều trị chưa đúng gây tình trạng bệnh kéo dài, không điều trị dứt điểm ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
Trong giai đoạn nhiều dịch bệnh đang có dấu hiệu tăng trở lại như cúm A, cúm B, dịch Covid-19 hay bệnh đậu mùa khỉ gây lo ngại cho cộng đồng. Để tăng cường sức đề kháng cho sức khỏe trước dịch bệnh hãy nên bổ sung những thực phẩm cực có lợi dưới đây -
Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cúm B hiệu quả nhất
Trong thời điểm giao mùa, cúm B sẽ rất thuận lợi để phát triển, tấn công đường hô hấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách.