Những con sâu đang khiến cả thế giới phải phấn khích
Có thể nói, loài sâu này là chìa khóa, là cứu tinh cho một vấn đề nan giải nhất đối với nhân loại hiện nay.
Mỗi năm, con người sử dụng hàng ngàn tỉ túi nylon, cùng cả trăm triệu tấn nhựa. Trong đó theo thống kê, ít nhất 8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra ngoài môi trường mỗi năm.
Giải quyết được số nhựa này là một bài toán không đơn giản, trong khi chúng đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là với các sinh vật sống trong lòng đại dương. Tuy nhiên, chìa khóa cho mọi vấn đề có thể chính là con sâu trong ảnh dưới đây.
Đó là loài sâu sáp đang khiến cả thế giới phải phấn khích. Lý do là vì nó không ăn lá cây, mà hấp thụ dinh dưỡng bằng nylon và chất thải nhựa. Thậm chí, nó còn thải ra một loại cồn trong suốt, không gây hại cho môi trường.
Các chuyên gia từ Viện Y sinh và Công nghệ sinh học Cantabria (Tây Ban Nha) đã tìm ra khả năng của loài sâu này một cách rất tình cờ. Trong một lần quan sát, họ nhận thấy những chiếc túi nylon có chứa sâu sáp bị phân hủy rất nhanh, tạo thành những cái lỗ chằng chịt. Chỉ trong chưa đầy 1h đồng hồ, chiếc túi bị phân hủy đến mức không thể tái sử dụng được nữa.
"Chúng tôi mới phát hiện ra rằng ấu trùng của loài bướm phổ biến khắp thế giới - Galleria mellonella - có khả năng phân hủy cả loại nhựa bền và cứng đầu nhất hiện nay là polyethylene" - Federica Bertocchini, người đứng đầu nghiên cứu cho biết.
Thông thường, loài sâu sáp này không ăn nhựa. Nhưng với phát hiện mới, các chuyên gia nghi ngờ rằng đây là một khả năng phụ, bên cạnh thói quen tự nhiên của chúng.
Theo đó, loài sâu này đẻ trứng ở trong các tổ ong. Các ấu trùng nở ra và lớn lên trên sáp ong - thứ có chứa hỗn hợp của nhiều loại chất béo. Và việc phân hủy sáp ong so với polyethylene là những quá trình phá vỡ liên kết hóa học khá tương đồng.
"Tại sao? Vì sáp ong là polymer, là một dạng "nhựa có thành phần tự nhiên" - tiến sĩ Bertocchini giải thích.
Với phát hiện này, các chuyên ra tin rằng có thể tìm ra cách tách cơ chế sinh học của loài sâu, qua đó đưa ra biện pháp giải quyết phần lớn rác thải từ nhựa polyethylene hiện nay.
"Chúng tôi đang hy vọng tìm ra một phương pháp hiệu quả nhất để loại bỏ rác thải nhựa, qua đó giải cứu môi trường biển, sông hồ, đại dương và bất kỳ nơi nào nhựa đang chiếm đóng" - Bertocchini chia sẻ.
Tuy vậy, bà cũng cảnh báo rằng: "Chúng ta vẫn phải giữ nguyên ý thức. Không nên vứt bừa bãi rác nhựa ra tự nhiên, chỉ vì biết rằng ta đã có cách để phân huỷ chúng".
Suckhoecuocsong.com.vn ( Theo TPO)(Theo Trí thức trẻ)
Các tin khác
-
Lợi ích bất ngờ của chó mèo đối với trẻ nhỏ
Chó mèo không chỉ giúp trẻ nhỏ quan tâm đến mọi người xung quanh, dạy trẻ nhiều kỹ năng sống mà còn là một người bạn đồng hành tuyệt vời trong những năm tháng lớn khôn, trưởng thành. -
Lợi ích bất ngờ của cho mèo đối với người già
Những người cao tuổi luôn đối mặt với sự cô đơn, tuổi già hay những sự thay đổi lớn của cuộc sống như nghỉ hưu, mất đi người thân yêu, thay đổi cơ thể do tuổi tác cao do đó chó mèo đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe cũng như tâm trạng của người cao tuổi. -
Chó mèo mang lại lợi ích gì cho người độc thân
Khi nuôi chó mèo không chỉ giúp những người độc thân cảm thấy vui vẻ, bớt cô đơn, cuộc sống bớt trống chải hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. -
Vì sao Linh cẩu loài vật máu lạnh, tàn nhẫn lại vô cùng thông minh
Trong thế giới tự nhiên tại sao không phải gấu, sư tử, hổ, báo, chó sói là loài động vật máu lạnh mà lại là linh cẩu. Vì sao loài động vật này lại bị ghét đến vậy, hãy cùng tìm hiểu. -
Dịch Covid-19 khiến hơn 1.000 con voi tại Thái Lan thiếu thức ăn, phải đi xin ăn
Hơn 1.000 con voi được thuần hóa trong số 3.800 con voi của Thái Lan mất việc, thiếu thức ăn đứng trước nguy cơ phải đi theo chủ ăn xin hoặc vào rừng chở gỗ lậu vì dịch Covid-19 -
Tại sao đầu chim gõ kiến không bị làm sao khi mổ liên tục vào cây?
Nếu chẳng may vô tình bạn bị va đầu vào tường, giường, cây cối cũng đã khiến chúng ta cảm thấy hoa mắt chóng mặt. Nhưng tại sao chim gõ kiến gõ vào thân cây liên tục đầu của chúng lại không gặp vấn đề gì? -
Rắn có bị chết bởi nọc độc của chính nó hay không?
Nọc độc rắn vô cùng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người và các loài động vật khác rất nhanh nếu không được chữa trị. -
Cá sấu có thể hạ gục con mồi lớn vì sao?
Những loài động vật như: linh dương, trâu rừng, chim, động vật có vú thậm chí cả sư tử đều khó lòng thoát khỏi sự tấn công của cá sấu. Vậy tại sao cá sấu có thể hạ ngục được những con mồi to lớn và nguy hiểm một cách dễ dàng đến vậy? -
Tại sao cá sấu có thể nhịn ăn hàng tháng trời
Nhưng với một con cá sấu trưởng thành chúng có thể nhịn không ăn gì từ 3-4 tháng liền mà không cảm thấy đói thậm chí có một số trường hợp ghi nhận có những con cá sấu có thể sống sót cả năm trời mà không cần ăn uống gì. -
Tại sao cá sấu lại sợ hà mã?
Hà mã có vẻ ngoài hiền lành, cục mình tưởng chừng không có gì đáng sợ nhưng kể cả loài cá sấu hung dữ đến như vậy mà cũng phải sợ hà mã. Vậy tại sao cá sấu lại sợ hà mã?