Nhiễm herpes simplex khi xăm môi làm sao để phòng tránh?
Một số người rơi vào tình trạng bị nhiễm herpes simplex sau khi xăm môi. Vậy làm thế nào để phòng tránh nhiễm herpes simplex sau khi xăm môi?
Herpes simplex gây nhiễm trùng tái phát ảnh hưởng đến da, môi, mắt, miệng và bộ phận sinh dục. Herpes simplex bao gồm 2 nhóm: Herpes simplex nhóm I, Herpes simplex nhóm II.
+ Herpes simplex nhóm I: gây ra tình trạng mụn rộp môi, viêm nướu răng, herpes labialis và viêm giác mạc herpes.
+ Herpes simplex nhóm II: gây ra tình trạng mịn rộp ở phận sinh dục.
Khoảng 80% dân số hiện nay nhiễm loại virus này nhưng bình thường loại virus này sẽ nằm yên trong cơ thể không gây ảnh hưởng nhưng chỉ chỉ có khoảng 25% phát bệnh. Khi có điều kiện thuận lợi xảy ra, chủ yếu là ở trẻ em, người lớn.
Mỗi đợt kéo dài 1-3 tuần hoặc có trường hợp một năm tái phát 1 - 2 lần, cũng có khi đến 5 - 6 lần.
Dấu hiệu nhận biết bị herpes
+ Rát
+ Đỏ da
+ Ngứa
+ Có cảm giác lăn tăn ở môi
+ Mụn nước nhỏ li ti tập trung thành từng đám trên môi hoặc quanh môi. Những mụn nhỏ li ti này khi bị cỡ sẽ khiến dịch chảy ra ngoài làm lây bệnh
+ Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như: bị sốt, đau họng, sưng hạch cổ,…
Virus herpes simplex thường xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương trên vùng da xung quanh và bên trong miệng. Nó thường lan rộng khi ta tiếp xúc với vết phồng hoặc chất dịch nhiễm bệnh như: ăn chung, dùng chung dụng cụ hoặc dao cạo, dụng cụ xăm môi, hôn người bị bệnh hoặc tiếp xúc với nước bọt của người ấy.
Sau khi bị nhiễm, virus sẽ tồn tại trong cơ thể và trở bệnh tái đi tái lại suốt quãng đời còn lại của bạn.
Nguyên nhân kích thích bệnh mụn rộp tái phát
+ Căng thẳng hay mệt mỏi
+ Tiếp xúc với ánh mặt trời, đặc biệt vùng môi
+ Dị ứng thực phẩm
+ Bị nhiễm bệnh khác chẳng hạn như cảm hoặc cúm
+ Hệ thống miễn dịch suy yếu
+ Phẫu thuật thẩm mỹ ví dụ như xóa sẹo hay làm mịn da bằng tia laser
+ Chữa răng hay tổn thương vùng môi hay nướu
+ Mang thai và thay đổi hormone phụ nữ do chu kỳ kinh nguyệt
+ Bệnh mụn rộp sẽ nặng và lâu hơn ở người có miễn dịch bị suy yếu so với người khỏe,...
Làm sao để phòng tránh nhiễm herpes sau khi xăm môi?
Điều trị: Người bị nhiễm herpes simplex phải dùng thuốc kháng virus, khi khỏi bệnh cần phải tránh stress, hạn chế đi lại, thức khuya và các nguy cơ nhiễm khuẩn khác để tránh bệnh tái phát. Trường hợp tái phát trên 6 lần/năm phải dùng thuốc dự phòng.
+ Không tiếp xúc trực tiếp vùng da đang tổn thương của cơ thể vào người khác
+ Không dùng dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn lau mặt, ly uống nước, chén-đũa-muỗng, son môi, phấn trang điểm…
+ Không trang điểm khi đang bị mụn rộp hay vết lở.
+ Cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
+ Đến các cơ sở làm đẹp uy tín, chất lượng, thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao
+ Dụng cụ, kim xăm môi yêu cầu tiệt trùng để phòng tránh tối đa các rủi ro có thể xảy ra.
+ Chất lượng mực xăm môi cần đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, có kiểm định từ các cơ quan chức năng
+ Quá trình phun xăm môi, phải đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, thay kim trong quá trình phun xăm môi.
Để phòng ngừa những rủi ro khi phun xăm môi hãy đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín, có chuyên môn thực hiện. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.