Nguyên nhân gây gạt mũi, mẩn ngứa, hen suyễn từ chiếc giường ngủ
Trong đời con người, ngoài ăn uống, học tập, làm việc thì thời gian chúng ta giành để nghỉ ngơi chiếm 1/3 cuộc đời. Tuy nhiên, để khoảng thời gian nghỉ ngơi thực sự giúp chúng ta tái tạo sức khỏe đòi hỏi chiếc giường phải sạch sẽ. Nếu không đạt được tiêu chí này, các thành viên của gia đình sẽ đối mặt với chứng hen suyễn, dị ứng, nghẹt mũi…
Theo các nghiên cứu cho thấy, mỗi ngày, mỗi người thải ra khoảng 1,5gram tế bào chết. Những tế bào này trực tiếp thẩm thấu vào chăn ga gối và tạo thành môi trường lý tưởng cho nhiều loại vi khuẩn và vi sinh vật phát triển, từ đó gây hại cho cơ thể.
Gối chứa hơn 16 loại nấm
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Manchester (Anh) đã phát hiện, trong gối chúng ta dùng hằng ngày có hơn 16 loại nấm.
Chăn, ga, gối, đệm…chứa các loại vi khuẩn siêu nhỏ gây ra các bệnh về hô hấp, da liễu
Đặc biệt, loại nấm ký sinh trên gối phổ biến được tìm thấy là aspergillus fumigatus, chúng thường xâm nhập vào phổi và xoang gây nên các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, gối nhiễm khuẩn còn gây ra tình trạng ngứa ngáy, da bị mẩn đỏ, mụn nước…
Đệm và ga giường gây hen suyễn
Hàng tuần, khi dọn vệ sinh chúng ta dễ dàng nhìn thấy một lớp bụi mờ dưới những tấm đệm. Tuy nhiên, ẩn bên dưới những tấm đệm cũ, ẩm, mốc là hàng triệu sinh vật nhỏ bé có thể gây bệnh mà mắt thường không nhìn thấy được. Đặc biệt là Ve bụi vì chúng có kích thước rất nhỏ có thể mang đến bệnh hen suyễn, viêm đường hô hấp, viêm khí quản đặc biệt với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho gia đình, chúng ta nên vệ sinh chăn đệm thường xuyên và mở cửa sổ đế ánh nắng mặt trời chiếu vào.
Chăn gây viêm mũi dị ứng
Chăn cũng được cho là môi trường để nấm mốc và con mạt bụi phát triển. Nếu có thể tận mắt chứng kiến trên kính hiển vi, chúng ta sẽ rùng mình khi nhìn thấy từ 100.000 - 10 triệu con mạt bụi với kích thước siêu bé nhỏ. Đây là loài sinh vật tồn tại bằng cách ăn da chết của con người.
Ngoài ra, những sợi bông vải của chăn cũng có thể xâm nhập vào hệ hô hấp của chúng ta, gây ra viêm mũi dị ứng và hen suyễn, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi.
Chiếu gây mẩn ngứa
Theo thói quen từ hàng ngàn đời nay, chiếu là vật dụng không thể thiếu, đặc biệt vào mùa hè. Tuy nhiên, chiếu lại là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn trong khe, kẽ...
Vì thế, để tránh những mối nguy hiểm cho sức khoẻ của cả gia đình, chúng ta nên chú trọng việc vệ sinh chăn, ga, gối, đệm thường xuyên và đúng cách. Khuyến cáo người dân nên giặt vỏ gối, vỏ chăn, ga giường 1 lần/tuần. Làm khô đệm sạch sẽ thường xuyên bằng máy hút bụi, phơi ngoài nắng, tốt nhất 1 lần/tháng, thay ruột gối 1 lần/năm, đệm là 10 năm/lần, giặt chiếu thường xuyên…
Hải Yến
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.