Nguy cơ ung thư nếu ăn bún hàng ngày
Bún sườn, bún riêu cua, móng giò, bún ngan…là món ăn được nhiều người ưa thích, lựa chọn làm điểm tâm sáng, tuy nhiên, theo các nhà khoa học nếu ăn bún thường xuyên lại gây độc hại cho sức khỏe con người.
Công nghệ chế tạo bún
Phương pháp làm bún truyền thống
Để làm bún, người ta phải ngâm gạo từ 48-72 giờ. Sau đó đem gạo đi xay để được một hỗn hợp bột nước.
Bún riêu món ăn khó cưỡng của giới trẻ
Sau khi tách nước, hỗn hợp bột còn lại sẽ được cho vào máy ép, kéo sợi và cho vào một nồi nước nóng đun sôi để bún có thể dai, không bị nhão. Thế là món bún đã được thực hiện xong.
Công nghệ làm bún từ máy móc hiện đại
Người làm bún ngâm gạo trong vòng vài tiếng, sau đó đem xay rồi tách nước cho thêm bột năng, bột lọc vào để tạo ra sợi và bún nhìn sáng hơn.
Không chỉ vậy, nhiều cơ sở vì lợi nhuận đã thêm bột mì, bột lọc vì giá rẻ hơn gạo, thậm chí còn dùng hóa chất để tăng độ hấp dẫn của bún.
Tác hại khó tin từ bún
Bún chứa chất ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày
Theo thống kê, có nhiều bệnh nhân đã bị loét dạ dày hoặc thủng cả niêm mạc dạ dày vì thường xuyên ăn bún.
Nguyên nhân do trong bún có nhiều chất tạo chua và không tốt cho dạ dày, bởi vậy hãy dừng ăn bún vào bữa sáng.
Bún chứa nhiều chất tẩy
Không chỉ gây hại với người trưởng thành, bún còn rất độc hại với trẻ nhỏ. Nguyên nhân vì dù công nghệ làm bún có chuẩn đến đâu thì vì lợi nhuận những người làm bún vẫn cho những hóa chất tẩy trắng ảnh hưởng đến dạ dày và các bộ phận khác trong cơ thể.
PGS Trần Hồng Côn, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho biết: Các chất phụ gia được sử dụng trong bún có huỳnh quang được gọi là Tinopal thường được người làm bún dùng để sợi bún sáng, trong, nhìn ngon hơn nhưng chất này lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Bún chứa hàn the
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội nhận định: Trong các chất phụ gia thực phẩm, tinopal là chất cấm chỉ dùng trong công nghiệp như trong sơn để làm bóng sơn. Tuy nhiên, người sản xuất bún lại cho nó vào để chế biến dẫn đến ngưới ăn có thể suy gan, suy thận và lâu dần dẫn đến ung thư.
Ngoài chất tinopal, bún còn bị sử dụng hàn the khiến sợi bún trở nên giòn, không nát. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hàn the sẽ gây tích lũy trong cơ thể, tùy liều lượng có thể gây nên những triệu chứng cấp tính và mạn tính, có thể gây ngộ độc tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng tiêu chảy; với da thì gây ban đỏ dẫn đến tróc vẩy.
Đặc biệt, hàn the còn gây hại thận, gây rối loại chức năng, yếu ớt, bất lực, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc.
Trước những phân tích trên, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên hạn chế ăn bún để giữ gìn sức khỏe. Ngoài ra, để thử bún có chứa hàn the hay không chỉ cần thử là biết ngay. Nếu sợi bún hơi nát, dễ đứt gãy và chạm vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn là không chứa hàn the và chất huỳnh quang. Ngược lại, bún dai, khó đứt là bún chứa hàn the.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.