Nghiên cứu găng tay công nghệ dịch ngôn ngữ ký hiệu thành lời nói
Với mong muốn giúp những người bình thường có thể giao tiếp dễ dàng với những người bị điếc khi sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. Mới đây các nhà khoa học đã nghiên cứu găng tay công nghệ dịch ngôn ngữ ký hiệu thành lời nói mà không cần người khác dịch cho họ.
Theo đó, các nhà sinh học tại Đại học California tại Los Angeles (UCLA), Mỹ đã thiết kế một đôi găng tay có thể dịch ngôn ngữ ký hiệu sang lời nói bằng tiếng Anh trong thời gian thực, qua một ứng dụng điện thoại thông minh. Nghiên cứu của các nhà sinh học đã được công bố trên tạp chí Nature Electronics.
Anh Jun Chen, trợ lý giáo sư sinh học tại Trường Kỹ thuật Samueli thuộc UCLA, điều tra viên chính nói: “Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ mở ra cách giao tiếp dễ dàng cho những người điếc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu với những người bình thường mà không cần người khác dịch cho họ”.
Anh Jun Chen cũng cho biết thêm: “Ngoài ra, chúng tôi mong nó có thể giúp nhiều người tự học ngôn ngữ ký hiệu hơn”
Cơ chế hoạt động của găng tay dịch ngôn ngữ ký hiệu thành lời nói
Hệ thống này bao gồm: một đôi găng tay gắn các cảm biến mỏng, có thể kéo giãn theo chiều dài của các ngón tay.
Những cảm biến này được chế tạo từ các sợi dẫn điện, thu nhận chuyển động của bàn tay và vị trí ngón tay đại diện cho các chữ cái, số, từ và cụm từ riêng lẻ.
Thiết bị này sau đó biến chuyển động của ngón tay thành tín hiệu điện, gửi đến một bảng mạch có kích thước bằng đồng xu đeo trên cổ tay.
Bảng mạch truyền các tín hiệu không dây đến điện thoại thông minh để chuyển chúng thành các từ được nói với tốc độ khoảng một từ/giây.
Các nhà nghiên cứu cũng đã thêm các cảm biến gắn vào khuôn mặt của người thử nghiệm - ở giữa lông mày và khóe miệng - để ghi lại biểu cảm khuôn mặt, vì đó cũng là một phần của ngôn ngữ ký hiệu.
Anh Chen cho biết, các hệ thống dịch ngôn ngữ ký hiệu trước đây được thiết kế cồng kềnh và nặng, tạo cảm giác không thoải mái khi mang theo.
Thiết bị này được chế tạo từ polyme nhẹ và rẻ tiền, có thể co giãn, tạo cảm giác thoải mái khi mang theo đi bất cứ nơi đâu. Các cảm biến điện tử cũng rất linh hoạt và không tốn kém.
Khi thử nghiệm thiết bị, các nhà nghiên cứu đã làm việc với bốn người điếc và sử dụng ngôn ngữ ký hiệu của Mỹ.
Người đeo lặp lại mỗi động tác tay 15 lần. Một thuật toán học máy tùy chỉnh đã biến những cử chỉ này thành các chữ cái, số và từ mà chúng đại diện. Hệ thống nhận ra 660 dấu hiệu, bao gồm cả bảng chữ cái và các số từ 0 đến 9.
Hi vọng trong tương lai gần, thiết bị này có thể phố biến trên toàn thế giới để có thể giúp những người bị điếc có thể giao tiếp dễ dàng hơn, nhiều người được tiếp cận với thiết bị này, giúp cho cuộc sống của họ trở lên thoải mái hơn.
Suckhoecuocsong.vn/Theo Nhân dân
Các tin khác
-
Malaysia nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng xịt mũi hoặc uống
Rất nhiều người không được tiêm vaccine ngừa Covid-19 do sợ kim tiêm do đó các nhà nghiên cứu tại Malaysia đã nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng uống hoặc xịt mũi -
Phát triển thiết bị phân tích chất lượng nước sinh hoạt bằng giấy
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Công giáo Louvain (UCLouvain) đã nghiên cứu, phát triển một thiết bị phân tích được chất lượng nước bằng giấy. -
Phát triển vật liệu in 3D có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Loại vật liệu in 3D đầu tiên trên thế giới được nghiên cứu và phát triển có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trên bề mặt trong vòng 20 phút, giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. -
Chế tạo robot lỏng hoạt động liên tục không cần pin, nguồn điện
Nhóm các nhà nghiên cứu Khoa Năng lượng thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (LBNL) và Đại học Massachusetts Amherst đã chế tạo một loại robot lỏng hoạt động liên tục không cần điện. -
Phát triển loại thép không gỉ có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Các nhà nghiên cứu tại Hồng Kông đã nghiên cứu phát triển một loại thép không gỉ có khả năng tiêu tiệt SARS-CoV-2 trong vài giờ giúp hạn chế sự lây lan virus ở các khu vực công cộng, thang máy, tay nắm cửa,… -
Nhật Bản phát minh loại khẩu trang phát hiện được Covid-19
Nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học tỉnh Kyoto (KPU), nằm ở phía tây Nhật Bản đã nghiên cứu phát minh ra một loại khẩu trang không những ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19 mà còn có khả năng phát hiện nếu tiếp xúc với SARS-CoV-2 -
Sáng chế loại kẹo cao su giúp giảm lây nhiễm Covid-19
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã sáng chế một loại kẹo cao su mới có khả năng giúp bẫy virus SARS-CoV-2, từ đó giảm các ca lây nhiễm Covid-19. -
Mũ cách ly di động phòng chống dịch Covid-19 lợi hại như thế nào?
"Mũ cách ly" di động Vihelm của 3 bạn trẻ Việt Nam được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới vinh danh, trao danh hiệu Đại sứ trẻ Sở hữu trí tuệ. Vậy sáng chế “chiếc mũ cách ly di động” này có điểm gì đặc biệt trong việc phòng chống dịch Covid-19 hiện nay? -
Trung Quốc phát triển robot tí hon chở thuốc đến tiêu diệt tế bào ung thư
Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí ACS Nano cho biết, các nhà khoa học Trung Quốc phát triển robot động vật in 3D có thể di chuyển trong mạch máu, mang theo hạt nano thuốc và tự động phun ra khi đến đích. -
Nghiên cứu phát triển biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion
Bã cà phê không chỉ sử dụng để chăm sóc da, làm đẹp, khử mùi ẩm mốc, phân bón,…mà các nhà nghiên cứu tại Indonesia đã phát triển phương pháp biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion.