Nghiên cứu chế tạo loại gạch thông minh có thể thành siêu tụ điện
Mới đây nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Washington ở St. Louis (WUSL) đã nghiên cứu chế tạo gạch thành siêu tụ điện, có thể sạc điện để cung cấp cho các thiết bị điện tử
Dựa vào nghiên cứu trước đó Julio D'Arcy, chuyên gia ở Khoa hóa học của WUSL và cộng sự sử dụng một lớp phủ nhựa đặc biệt gọi là PEDOT để chuyển gạch nung thành vật lưu trữ năng lượng.
Sau khi tiến hành phủ lớp phủ nhựa đặc biệt gọi là PEDOT viên gạch hoạt động như chất bán dẫn. "Về cơ bản, chúng tôi biến đổi một vật liệu xây dựng cứng và trở thành chất bán dẫn", D'Arcy chia sẻ.
Các nhà khoa học đã tiến hành nối hai viên gạch đã biến đổi với nhau, nhóm nghiên cứu có thể tạo ra thiết bị trữ điện, theo kết quả công bố hôm 11/8 trên tạp chí Nature Communications.
Trong bài báo đăng tải trên tạp chí Nature Communications , nhóm nghiên cứu mô tả cách sử dụng công nghệ này để thắp sáng trực tiếp bóng đèn LED. Họ nhận định cả bức tường xây bằng loại gạch thông minh mới có thể chứa lượng điện lớn, đủ để cung cấp cho nhiều thiết bị điện tử.
"Công nghệ có tiềm năng biến đổi những bức tường trong nhà thành thiết bị trữ điện hữu dụng", D'Arcy nói. "Đây cũng là chức năng mới của một trong những vật liệu xây dựng lâu đời nhất".
Tuy nhiên, tại thời điểm này nhóm nghiên cứu cũng cho biết hiện tại công nghệ vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Nhóm các nhà nghiên cứu cần thời gian thêm để hoàn thiện tạp ra những viên gạch đủ khả năng lưu trữ nhiều năng lượng hơn để công nghệ trở nên khả thi về mặt thương mại.
Hiện nay, gạch PEDOT có mật độ năng lượng thấp hơn hai lần so với pin lithium-ion, loại pin sạc nhiều lần phổ biến ở các thiết bị điện tử di động. Hi vọng trong tương lai tới đây chúng ta sẽ được sử dụng những viên gạch thông minh có thể sạc điện.
Suckhoecuocsong.vn/Nguồn VNE
Các tin khác
-
Elon Musk cho biết: SpaceX sẽ cố gắng thu hồi tên lửa Super Heavy bằng cách bắt nó bằng tháp phóng
SpaceX sẽ thử một cách tiếp cận khác để hạ cánh tên lửa Super Heavy bằng cách bắt nó bằng tháp phóng. -
Phát triển thiết bị cấy vỏ não hồi phục thị lực người mù
Trải qua nhiều cuộc nghiên cứu, thí nghiệm các nhà khoa học tại Đại học Monash, Australia đã tạo ra được một thiết bị có thể hồi phục thị lực cho người mù. -
Phát triển khẩu trang kháng khuẩn có thể tái sử dụng 1.000 lần
Loại khẩu trang kháng khuẩn mới được các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne phát triển có thể tái sử dụng1.000 lần. -
Ấn Độ chế tạo robot hái dừa cho năng suất cao hơn cả con người
Nhằm nâng cao năng suất thu hoạch dừa các nhà khoa học tại Ấn Độ đã nghiên cứu chế tạo thành công loại robot hái dừa cho năng suất cao hơn cả con người. -
Phát triển da nhận tạo có thể phản ứng với cơn đau như con người
Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học RMIT (Úc) đã phát triển một loại da nhân tạo có thể phản ứng với cơn đau giống như con người. -
Áp dụng công nghệ in 3D sinh học điều trị tổn thương dạ dày
Mới đây các nhà nghiên cứu Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) phát triển phương pháp mới trong xử lý các tổn thương dạ dày bằng cách áp dụng công nghệ in 3D sinh học. -
Elon Musk giới thiệu hệ thống 'kết nối não người với máy tính'
Elon Musk đã giới thiệu hệ thống giao diện thần kinh máy tính - não của Neuralink. Hệ thống này bao gồm một chip nhỏ cấy vào hộp sọ để đọc và ghi lại các hoạt động của não. -
Chế tạo viên pin có thể dùng được trong 28.000 năm không cần sạc
Mới đây một công ty sản xuất pin Nano Diamond Battery (NDB) có trụ sở tại Mỹ đã nghiên cứu, chế tạo ra loại pin có thể dùng được 28.000 năm không cần sạc. -
Sáng chế robot cực nhỏ chạy bằng methanol có gì khác biệt
Trước đây các nhà nghiên cứu chế tạo ra các loại robot chạy bằng điện, pin mặt trời,…Nhưng mới đây nhóm các nhà khoa học của Đại học Nam California (Mỹ) đã sáng chế ra mẫu robot mới sử dụng nhiên liệu lỏng methanol