Mèo bị đau chân: nguyên nhân, cách xử trí chuẩn nhất

12/22/2023 3:35:00 PM
Có nhiều nguyên nhân khiến mèo bị đau chân, nếu không nhận biết sớm, xác định nguyên nhân chính xác gây nên đau chân ở mèo để lâu dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mèo, khả năng đi lại của mèo.

 

Có nhiều nguyên nhân khiến mèo bị đau chân, nếu không nhận biết sớm, xác định nguyên nhân chính xác gây nên đau chân ở mèo để lâu dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mèo, khả năng đi lại của mèo.

Mèo vốn là loài động vật có bản năng giấu bệnh nên khi mèo gặp vấn đề về sức khỏe, bị đau chân, gãy xương,… chúng ta sẽ khá khó phát hiện nếu không quan sát kỹ. Nếu không được điều trị sớm những cơn đau này sẽ khiến cho sức khỏe của mèo bị ảnh hưởng, khả năng đi lại vận động hàng ngày bị hạn chế. Thậm chí những cơn đau ở mèo cũng vô tình trở thành nguyên nhân khiến cho mối quan hệ giữa chủ nuôi và mèo dần bị phá vỡ, tính cách, hành vi của mèo cũng thay đổi trở nên tiêu cực, khó gần, hung bạo hơn,…

Những nguyên nhân khiến cho mèo bị đau chân

Do bản tính thích leo trèo, vận động, chạy nhảy, hiếu động, thích ở những vị trí cao cách xa mặt đất, tuổi tác rất dễ gặp tình trạng đau chân. Nếu mèo xuất hiện các dấu hiệu như: chân đi khập khiễng, cà nhắc, sưng tấy, da bị tím, đau khi chạm vào, nằm một chỗ,… cần phải xác định được nguyên nhân khiến chúng bị đau để từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Chấn thương, bong gân, gãy xương

Mèo thích leo trèo ở những vị trí cao nên chúng rất hay gặp phải chấn thương ở chân bị ngã, va đập, hoặc có vật nặng rơi vào chân,… khiến mèo bị đau, đi khập khiễng, mèo bị gãy chân,...

Mèo bị viêm khớp

Khi mèo sang độ tuổi trung niên hay lớn tuổi có thể bị mắc các bệnh về xương khớp như viêm khớp. Viêm khớp ở mèo xảy ra khi các sụn khớp bị tổn thương, thông thường ở các bề mặt của xương có chứa một lớp sụn có tác dụng như là một bộ đệm giữa các xương và tạo thành các khớp, trong lớp sụn có chứa một loại dịch nhầy giúp các khớp dễ dàng hoạt động linh hoạt khi mèo di chuyển, vận động.

Nhưng theo thời gian, số tuổi của mèo tăng lên lượng dịch càng ít đi khiên cho lớp sụn bị ma sát với nhau trong quá trình vận động, lâu dần dẫn đến tổn thương sụn khớp gây ra tình trạng viêm khớp ở mèo.

Mèo bị loãng xương

Mèo lớn tuổi rất dễ gặp tình trạng bị loãng xương khiến cho mèo đi khập khiễng, đau chân mỗi khi di chuyển, vận động.

Mèo đau chân do bị bỏng

Mèo bị bỏng nước sôi, mèo bị điện giật, tiếp xúc với các hóa chất gât bỏng khiến mèo bị đâu chân, xuất hiện các vết thương nghiêm trọng: lở loét, sưng to gây đau đớn khi di chuyển, phần da đỏ tấy.

Mèo bị côn trùng đốt

Mèo bị đau chân do côn trùng đốt, ong đốt gây đau nhức chân mèo, sưng tấy. Khi mèo bị côn trùng đốt cũng cần phải xử lý ngay để tránh trường hợp côn trùng có độc khiến mèo bị nguy hiểm tới tính mạng.

Cách điều trị mèo bị đau chân

Khi phát hiện mèo bị đau chân hãy mang mèo đến các cơ sở thú y, phòng khám thú y để được thăm khám, điều trị sớm. Sau khi thăm khám kiểm tra tình trạng sức khỏe của mèo các bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp với từng nguyên nhân gây đau chân ở mèo.

Mèo bị đau chân do chấn thương, bong gân, gãy xương

Nếu mèo bị đau chân do chấn thương nhẹ, xuất hiện những vết bầm và bong gân ở chân chỉ cần chườm nước đá và chườm nước nóng vào chỗ bầm. Chườm đá lạnh để giảm mức độ sưng tấy, giảm đau cho mèo. Sau đó chườm nước nóng để giúp máu lưu thông tốt hơn từ đó giúp mèo giảm đau, hồi phục chân nhanh.

Tuy nhiên, nếu mèo bị chấn thương nặng, gãy xương cần thưc hiện các phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ thú y. Sẽ có 2 phương pháp điều trị mèo bị gãy chân là: cố định bên trong và cố định bên ngoài. Cố định bên ngoài là phương pháp dùng thạch cao, nẹp, băng gạc có tên gọi khác là bó bột. Cách này áp dụng với những tổn thương không nghiêm trọng.  Phương pháp nẹp, thạch cao đều không có tác dụng trong việc điều trị mà chỉ có tác dụng để cố định chân mèo. Làm cho chúng không vận động, đi lại được nhiều, giảm nguy cơ nhiễm trùng, tạo sự ổn định, tránh tổn thương gây chấn thương thêm, giảm đau, thúc đẩy nhanh quá trình liền lại của xương.

Cố định bên trong là phương pháp phẫu thuật dùng đinh, ốc… Quá trình cố định bên trong thường sẽ đòi hỏi sự can thiệp chuyên nghiệp của bác sĩ thú y và thường được thực hiện dưới tác dụng của thuốc tê. Sau khi cố định xong vị trí bị gãy mèo sẽ được băng bó lại và sử dụng thêm một số thuốc để chống nhiễm trùng, giảm đau,…

Mèo bị đau chân do viêm khớp

Viêm khớp ở chó mèo là bệnh nguy hiểm, khó điều trị, vì vậy cần có sự can thiệp của bác sĩ thú y có kinh nghiệm cao, kết hợp với chế độ chăm sóc hợp lý để quá trình điều trị viêm khớp ở mèo được hiệu quả.

Các bác sĩ thú y sẽ sử dụng một số loại thuốc để làm chậm quá trình này và giảm bớt cơn đau cho mèo do những cơn đau do viêm khớp gây nên. Một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể làm giảm đau khớp và giảm viêm kết hợp với chế độ ăn kiêng chuyên biệt, phục hồi chức năng, các bài tập thể dục cho mèo.

Bên cạnh đó, cần cung cấp màng vỏ trứng, methylsulfonylmethane, glucosamine sulfate nhằm tái tạo lại phần sụn, bảo dưỡng, hạn chế sự phát triển của bệnh. Trường hợp mèo bị viêm, nên hạn chế các loại thức ăn có chứa tinh bột… trong thực đơn của mèo hàng ngày

Mèo bị đau chân do loãng xương

Để điều trị loãng xương ở mèo các bác sĩ thu ý tùy theo mức độ mà có phương pháp điều trị, cho thuốc uống phù hợp. Đồng thời trong thực đơn hàng ngày của mèo bổ sung các thực phẩm giàu protein, canxi, các viêm uống bổ sung canxi cho mèo theo chỉ định,… giúp cho khung xương chắc khỏe, có thể chất khỏe mạnh ngăn ngừa loãng xương.

Mèo bị bỏng

+ Nếu mèo bị bỏng ở mức độ nhẹ làm đỏ da mèo, tất cả các lớp da vẫn còn nguyên vẹn, lớp lông bị trụi một phần và chó mèo có biểu hiện đau nhẹ, khó chịu chúng ta cần phủ một lớp vải mỏng thấm nước lên bề mặt bị bỏng và đổ nước nhẹ nhàng lên bề mặt vải hoặc ngâm vùng da bị bỏng trong nước mát, dùng khăn khô vỗ nhẹ lên khu vực đó để thấm bớt nước thừa, bôi một lớp mỏng gel lô hội để thúc đẩy quá trình lành vết thương, lưu ý không dùng bơ hoặc các loại thuốc mỡ khác dành cho người để thoa lên vết bỏng của mèo.

+ Nếu mèo bị bỏng ở mức độ trung bình, xuất hiện các vết phồng rộp cùng mẩn đỏ, mèo cảm thấy đau đớn cần đưa chúng đến cơ sở uy tín để được các bác sĩ thú y thăm khám, kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và sản phẩm bôi ngoài da cho mèo.

+ Nếu mèo bị bỏng ở mức độ nặng, trên da của mèo xuất hiện thâm đen, sần sùi và làm tổn thương mô bên dưới, có thể bắt đầu bị sốc phản vệ nên che những khu vực bị bỏng nặng nhất bằng khăn ướt, sau đó quấn mèo trong khăn khô hoặc chăn và đưa chúng đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Tại phòng khám thú y mèo sẽ được chăm sóc, truyền dịch, sử dụng thuốc kháng sinh, thay rửa vết thương hàng ngày, theo dõi tiến triển của vết thương.

Mèo bị côn trùng đốt

Khi mèo bị côn trùng đốt hoặc côn trùng có độc cắn cần sử dụng nhíp để loại bỏ tác nhân gây sưng ở chân mèo, dùng chất khử trùng để làm sạch vùng da bị ảnh hưởng, đặt túi đá lạnh được bọc trong khăn để chườm lên vết thương giúp giảm sưng, giảm đau cho mèo. Nếu mèo bị các loài côn trùng có độc cắn gây đau chân cần đưa mèo tới các phòng khám thu y để được thăm khám, điều trị.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cách chẩn đoán, điều trị mèo bị gãy chân chuẩn xác

Chăm sóc mèo bị gãy chân tại nhà

Chó bị viêm khớp nhiễm khuẩn: nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Bệnh viêm khớp ở chó: nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp kiểm soát bệnh

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác