Mách nhỏ phương pháp kiểm tra sức khỏe nội tạng đơn giản mà hữu ích
Chỉ bằng những động tác cực kỳ đơn giản thực hiện tại nhà bạn cũng có thể tự “chẩn bệnh” cho mình để tìm phương pháp ngăn ngừa và điều trị phù hợp. Hy vọng, với 4 phương pháp kiểm tra sức khỏe tim, gan, thận, xương khớp... các độc giả làm bác sĩ cho chính bản thân mình và những người thân trong gia đình.
Nhìn qua ô cửa sổ có thể đánh giá được thị lực
Đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn” của mỗi người, vì vậy để bảo vệ đôi mắt luôn trong sáng hãy thường xuyên kiểm tra thị lực bằng phương pháp cực kỳ đơn giản nhưng vô cùng hữu dụng. Hãy dùng một bàn tay che mắt phải và nhìn vào một khung cửa lớn trong 30 giây. Sau đó thực hiện các thao tác trên với với mắt trái.
Kết quả, nếu thấy các đường khung cửa song song với nhau, điều đó có nghĩa mắt bạn hoàn toàn bình thường. Còn nếu hình ảnh các cạnh của khung cửa bị biến dạng, méo mó, lồi lõm, thì bạn đã có nguy cơ thoái hóa điểm vàng cần đến gặp các bác sĩ nhãn khoa để thăm khám và điều trị bệnh.
Sử dụng một vài động tác thể dục để kiểm tra sức khỏe xương khớp
Vào lứa tuổi 30 hệ thống xương khớp bắt đầu có dấu hiệu đau, mỏi. Tuy nhiên, với phương pháp đứng trước gương, vắt chéo một chân rồi ngồi xổm xuống, sau đó lại tự đứng lên bằng chân trụ đó mà không cần sự trợ giúp khác cũng như không được quỳ gối và sự hỗ trợ của nửa thân trên thì chủ nhân đó đang sở hữu cơ bắp và hệ thống xương khớp khá tốt. Tuy nhiên cần lưu ý là những động tác này không dành cho người mắc bệnh xương khớp.
Kiểm tra nội tạng: gan, thận, ruột bằng… thìa
Muốn kiểm tra nội tạng có bình thường hay không, rất đơn giản bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc thìa nhỏ sau đó cạo lưỡi, càng gần họng càng tốt để lấy chất nhờn trên bề mặt lưỡi. Sau đó, bỏ chiếc thìa vào túi nilon kín rồi để dưới ánh đèn điện trong khoảng một phút, cuối cùng là ngửi và kiểm tra mùi của nó.
Kết quả, nếu lưỡi khỏe mạnh thì gần như không có mảng bám trên lưỡi và ngược lại mảng bám dày, có màu và mùi chính là những dấu hiệu cảnh báo về bệnh về hô hấp, gan, thận và ruột. Theo thống kê, các nghiên cứu khác đã chỉ ra 90% trường hợp hơi thở có mùi bởi mắc các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm amidan hoặc sâu răng. Bởi vậy còn chần chừ gì nữa, các bạn hãy sử dụng phương pháp này để kiểm tra nội tạng của mình có tốt không nhé.
Kiểm tra sắc thái của đôi chân để nhận biết nguy cơ mắc bệnh tim và nghẽn mạch máu
Trước hết cần thử nằm trên giường hoặc ghế sofa mềm, sau đó nâng 2 chân lên cao tạo thành góc 45 độ với giường hoặc ghế, sau đó nhanh chóng vặn mình để 2 chân ép xuống đệm. Giữ nguyên tư thế đó trong vòng một phút sau đó hạ chân xuống, đặt vuông góc với thành giường hoặc ghế một góc 90 độ.
Kết quả, ở người bình thường, 2 chân trở nên hồng hào sau 10-30 giây. Tuy nhiên, đối với gười bị nghẽn động mạch nghiêm trọng, máu cần vài phút để lưu thông trở lại, đặc biệt những trường hợp này có nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim nhiều hơn 30% so với người bình thường. Do đó, nếu thấy nghi ngờ mình có bệnh cần đến gặp các bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kịp thời.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Có nên ăn thường xuyên lòng xào dưa chua không?
Món ăn lòng xào dưa từ lâu vốn là món ăn khoái khẩu của nhiều người đặc biệt là người thích nhậu. Nhưng khi ăn quá nhiều món lòng lợn xào dưa chua, cách chế biến món ăn không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe -
Tránh ung thư tuyệt đối không sử dụng hộp nhựa có ký hiệu này
Loại nhựa chứa nhiều độc tính gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian dài, khi gặp nhiệt độ cao sẽ ngấm vào nước uống gây hại cho sức khỏe và tiềm ẩn nguy cơ ung thư -
5 thực phẩm nên hạn chế ăn thường xuyên ngừa ung thư ruột
Những thực phẩm quen thuộc dưới đây là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng tại có thể làm tổn thương ruột, tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư ruột nên hạn chế ăn để bảo vệ sức khỏe. -
Vì sao không nên đi chân trần ngay cả khi ở nhà
Thói quen đi chân trần ngay cả khi ở nhà giúp nhiều người cảm thấy thoải mái sau ngày làm việc dài nhất là những người phải thường xuyên đi giày cao gót, giày đế cứng. Nhưng việc đi chân trần có thể gây hư hại về cấu trúc xương của cơ thể. -
Những điều cần biết khi sử dụng tổ yến tránh ảnh hưởng tới sức khỏe
Yến sào dù là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe nhưng khi sử dụng yến sào cần nằm rõ những điều dưới đây tránh gặp phải những rắc rối không mong muốn trong quá trình sử dụng, gây hại cho sức khỏe -
Ăn tổ yến bao lâu có tác dụng, cách chưng tổ yến đúng chuẩn tại nhà
Tổ yến là một trong những thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhưng khi ăn tổ yến khá nhiều chưa biết nên ăn bao bâu thì có tác dụng hay ăn bao nhiêu tổ yến có lợi cho sức khỏe, hạn chế những sai lầm khi ăn tổ yến. -
Những sai lầm cần tránh khi ăn tổ yến gây hại cho sức khỏe
Tổ yến từ lâu được biết đến với công dụng bồi bổ sức khỏe, chống suy nhược, ngủ sâu giấc, giải tỏa căng thẳng, tăng cường trí nhớ,...Nhưng khi ăn tổ yến cần tránh những sai lầm dưới đây để tránh gây hại cho sức khỏe. -
Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở nhiều nước trên thế giới, gây hoang mang cho người dân. Vậy những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ nhất là điều mà nhiều người muốn tìm hiểu đề từ đó có phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. -
Những bí quyết giảm chất gây ung thư khi nướng thịt
Món thịt nướng là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích trong mỗi dịp tụ tập, nhưng món thịt nướng cũng là tác nhân làm tăng nguy cơ ung thư khi ăn nhiều, chế biến không đúng cách -
Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
Để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, tăng sức đề kháng bên cạnh áp dụng một chế độ dinh dưỡng tốt, nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc đúng cách thì việc tránh xa một số thực phẩm dưới đây nhằm hạn chế tình trạng mất nước, viễm nhiễm trong cơ thể có thể trở nên tồi tệ hơn.