Lời khuyên cho những người đau nhức xương khớp khi trời lạnh
Đối với một số người, mỗi khi thời tiết trở lạnh là bị đau mỏi các khớp xương, có lúc cơn đau nhói từng đợt rất khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy, làm thế nào để phòng ngừa đau nhức xương khớp?
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh xương khớp nhưng nguyên nhân chính là do các sụn xương ngày càng bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, chạm vào các đầu dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức xương khớp nghiêm trọng, làm hạn chế quá trình cử động và di chuyển.
Mỗi khi xuất hiện các cơn đau, người bệnh có thể lựa chọn thuốc giảm đau nhưng nếu lạm dụng những loại thuốc này sẽ gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, cách tốt nhất là phòng ngừa.
Giữ ấm cơ thể
Phương pháp quan trọng nhất là khi trời trở lạnh, cần mặc đủ ấm, hạn chế để chân, tay bị ẩm ướt sau khi gặp mưa. Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng, cần làm nóng/ấm xung quanh vị trí đau bằng dầu hoặc chườm nóng. Tuy vậy, không nên xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau).
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, không ngồi quá lâu trong một tư thế, thi thoảng nên đứng lên cho thoải mái. Đối với các bà nội trợ, không ngâm tay vào nước lạnh quá lâu, nên sử dụng găng tay khi tiếp xúc với nước.
Uống nhiều nước
Nước rất tốt cho sức khỏe con người. Nước chiếm 70% thành phần của sụn khớp, giúp duy trì sự trơn tru giữa hai đầu xương.
Vì vậy, cần uống nước đầy đủ và hợp lý, nhất là về mùa đông, kể cả trời lạnh cũng không nên ngại uống nước. Lời khuyên của các chuyên gia là đảm bảo từ 1,5 đến 2,5 lít/ngày.
Không tự ý dùng thuốc giảm đau
Nhiều người khi bị đau xương khớp đã tự ý ra cửa hàng mua thuốc về uống. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc giảm đau sẽ gây hại cho sức khỏe.
Qua đó các chuyên gia khuyến cao không mua thuốc không rõ nguồn gốc, không có nghiên cứu khoa học rõ ràng, cần đi khám sớm để được chỉ định điều trị phù hợp.
Vận động phù hợp
Người bệnh khi bị đau xương khớp thường có tâm lý sợ cử động, dẫn đến các khớp tê cứng và bệnh nặng thêm.
Do đó, người đau khớp vẫn cần vận động phù hợp như các môn đi bộ, bơi lội, dưỡng sinh, yoga… Ngược lại, cần tránh bóng đá, bóng chuyền, tennis, mang vác nặng.
Duy trì cân nặng hợp lý
Ngoài các yếu tố trên thì việc duy trì cân nặng hợp lý cũng là biện pháp hữu ích bởi trọng lượng quá nặng sẽ tạo áp lực lên các khớp khiến các khớp dễ đau mỏi, thoái hóa sớm.
Ngoài ra cần đảm bảo hấp thu đầy đủ các vi chất cần thiết, trong đó canxi là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương như cua, tôm, hải sản, nên dùng các loại rau có màu xanh đậm (rau cải, súp lơ..), các loại trái cây (dâu tây, cà chua, đu đủ, cam, hạt điều…). Hạn chế các chất kích thích, thịt đỏ, chất béo bão hòa, đồ ăn quá chua, quá mặn.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo vtv.vn)
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.