Lợi hại của vi sinh vật đối với đời sống
Vi sinh vật là là những sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân sơ hoặc nhân thực có kích thước rất nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi. Thuật ngữ vi sinh vật không tương đương với bất kỳ đơn vị phân loại nào trong phân loại khoa học. Nó bao gồm cả virus, vi khuẩn (bao gồm cả cố khuẩn), nấm, tảo, nguyên sinh động vật.
Đặc điểm chung của vi sinh vật là gì?
+ Kích thước nhỏ bé
+ Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh
+ Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh
+ Năng lực thích ứng mạnh và dễ phát sinh biến dị
+ Phân bố rộng, chủng loại nhiềuVà đặc biệt chúng là loài sinh vật xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất.
Vi sinh vật học bao gồm 2 khái niệm: Vi sinh vật (Microoganisms) và Vi sinh học (Microbiology)
Các loài vi sinh vật
Những loại vi sinh vật chính có thể được gom vào những nhóm sau
+ Virus
+ Archaea
+ Vi khuẩn
+ Xạ khuẩn
Vi sinh vật có khoảng trên 100 nghìn loài bao gồm 30 nghìn loài động vật nguyên sinh, 69 nghìn loài nấm, 1,2 nghìn loài vi tảo, 2,5 nghìn loài vi khuẩn lam, 1,5 nghìn loài vi khuẩn, 1,2 nghìn loài virut và ricketxi...
Sản phẩm vi sinh vật là sản phẩm có chứa các sinh vật có lợi hữu dụng môi trường, đời sống của con người….
Chế phẩm vi sinh là gì?
Chế phẩm vi sinh (chế phẩm sinh học, men vi sinh) có tên tiếng Anh là Probiotic để chỉ những sản phẩm có khả năng bổ sung dinh dưỡng hoặc phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm,... mà trong đó dựa trên cơ chế hoạt động của các vi khuẩn hoặc vi nấm có lợi.
Ứng dụng của chế phẩm vi sinh trong thực tiễn
Ngày nay, việc sử dụng các chế phẩm vi sinh thay thế những sản phẩm hóa chất được các chuyên gia khuyên dùng và rất được ưa chuộng bởi đó là giải pháp an toàn tự nhiên, xử lý vấn đề hiệu quả mà không gây độc hại như hóa chất.
Trong xử lý nước thải khu công nghiệp:
Nước thải luôn là vấn đề được chú trọng ở các khu công nghiệp. Trên thực tế, hàm lượng chất hữu cơ gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp là rất cao. Nếu không được xử lý triệt để đạt tiêu chuẩn thì khi xả thải ra bên ngoài sẽ gây tình trạng ô nhiễm môi trường sống. Do vậy, các chế phẩm vi sinh xử lý nước thải được đưa ra như giải pháp xử lý hiệu quả nhất. Các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ và hợp chất gây ô nhiễm trong nước thải giúp nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải.
Trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản:
Trong nông nghiệp, chế phẩm vi sinh giúp bổ sung thêm các vi sinh vật sống trong đất tham gia tích cực vào quá trình phân giải các chất hữu cơ, biến chúng thừng CO2 và chất vô cơ dùng làm thức ăn cho cây trồng (N, P, K, Ca,…), bên cạnh đó các vi sinh vật này còn cố định Nitơ thực hiện việc biến đổi khí Nitơ trong không khí thành các hợp chất NH3, NH4+,… cung cấp cho cây trồng.
Trong nuôi trồng thủy sản, các vi sinh vật giúp phân hủy các chất hữu cơ trong nước, đồng thời cạnh tranh thức ăn với các loài tảo có hại giúp nước ao nuôi được đảm bảo. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để xử lý nước ao nuôi, xử lý tảo, bùn đáy và khí độc phát sinh trong quá trình nuôi.
Trong hộ gia đình:
Các chế phẩm vi sinh được sử dụng trong gia đình chúng ta là tương đối nhiều, nhưng có đôi lúc chúng ta không nhận biết. Cụ thể như:
+ Bánh mì nướng
Một loài Streptococcus được thêm vào bột trước khi làm bánh mì để lên men cần thiết.
+ Sản xuất các sản phẩm từ sữa:
Vi khuẩn đóng vai trò chính ở đây. Vi khuẩn giúp lên men, giúp tạo ra các dạng sản phẩm sữa khác nhau từ sữa như sữa đông, bơ sữa, bơ, phô mai. Streptococcus là họ vi khuẩn phổ biến nhất được sử dụng trong sản xuất sản phẩm thương mại này.
+ Men
Nhiều vi khuẩn được sử dụng có nguồn gốc của men như lipase, lactase, protease, peptidase.
+ Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn được pha chế hoặc sản xuất theo quy trình lên men. Mỗi thức uống có nguồn gốc từ một sản phẩm khởi đầu khác nhau như khoai tây và nho. Sau đó, nó được lên men, chưng cất và lên men rượu. Các vi sinh vật thường được sử dụng ở đây là các loại nấm khác nhau như nấm men. Một số thậm chí sử dụng vi khuẩn và nấm. Đồ uống có cồn bao gồm rượu vang, rượu rum, rượu vodka, v.v.
+ Axit hữu cơ
Axit hữu cơ được điều chế thương mại bằng cách sử dụng nấm. Acetobacter, rhizopus, penicillium là một số loại nấm được sử dụng để lên men các chất như trái cây và xi-rô có chứa đường. Ví dụ về các axit có nguồn gốc và được sản xuất trên quy mô lớn sử dụng nấm là axit axetic, axit citric, axit gluconic, axit fumaric và axit lactic.
+ Sản xuất steroid
Một số loài vi khuẩn và nấm được sử dụng để điều chế steroid sau đó được tiêm vào cơ thể người cho các mục đích khác nhau.
+ Sản xuất vitamin
Một loại vitamin thiết yếu mà mọi người cần cho tiêu hóa là Vitamin B 12. Nấm chịu trách nhiệm sản xuất B12.
+ Sản xuất kháng sinh và thuốc kháng siêu vi
Vi khuẩn, virus được phân lập và kháng nguyên, enzyme của chúng được chiết xuất. Những kháng nguyên này giúp phát triển kháng sinh và kháng siêu vi.
Nhìn chung các loài vi sinh vật rất đa dạng, nếu bạn đọc muốn tìm hiểu hết thì có thể phải mất thời gian dài. Bên cạnh đó, những chế phẩm sinh học được ứng dụng rất nhiều trong thực tiễn hiện nay.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?
Trong quá trình phát triển của cây, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn đều khác nhau. Phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển và quyết định năng suất của cây trồng. -
Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động
Nghiên cứu để tìm ra chất thay thế than bùn trong phân bón khởi đầu vào những năm 1970, khi hậu quả của việc phá hủy các vùng đất than bùn thu hút sự quan tâm của các nhà môi trường ở Anh. -
Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì
Bắp cải tím được nhiều người ưa chuộng bởi chứa nhiều vitamin C, vitamin K rất tốt cho sức khoe, làn da. Trồng bắp cải tím có khó không? Cần chuẩn bị những gì trước khi bắt đầu trồng bắp cải tím. -
Tự trồng su hào tím tại nhà đơn giản mà lại đẹp mắt
Su hào tím không chỉ mang màu xanh đơn thuần như những loại su hào bình thường mà chúng sở hữu màu tím lạ mắt từ vỏ, gân lá, cọng lá. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng loại rau lạ mắt này ngay tại nhà. -
Cách trồng cà rốt tím cho củ to, ít nhiễm sâu bệnh
Cà rốt tím chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giá thành cũng cao hơn so với cà rốt thông thường. Nên nhiều bà nội trợ đã tự trồng cà rốt tím tại nhà và cho nhiều củ to, mập. -
Bí quyết trồng cà chua cherry ra sai quả, ít nhiễm sâu bệnh
Cà chua cherry sở hữu hình dáng nhỏ, màu đỏ thẫm, có vị ngọt, mùi thơm, thịt dày giống như quả chery nên được rất nhiều người yêu thích. -
Những điều lưu ý khi trồng rau trên sân thượng
Sân thượng thường có khí hậu khắc nghiệt hơn so với ở dưới đây nên sẽ rất khó cho một số loại rau có thể sống và sinh trưởng phát triển tốt. -
Nghiên cứu liên kết nuôi trồng thủy sản, sự nóng lên toàn cầu và kháng kháng sinh
Sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đang ảnh hưởng đến sản xuất cá và sức khỏe con người trên toàn thế giới, đã được một nhóm các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. -
Những loại rau nào thích hợp trồng băng phương pháp giâm cành
Bên cạnh phương pháp thủy canh các gia đình có thể trồng các loại rau này bằng phương pháp giâm cành. Phương pháp này được rất nhiều các bà nội trợ tại các khu vực thành thị ưa thích -
Trồng rau trên ban công: Kinh nghiệm chọn hạt giống, đất và thu hoạch
Khá nhiều người tận dụng ban công, sân thượng, khoảnh sân trước nhà để trồng rau sạch cho gia đình. Trồng rau sạch không chỉ giúp gia đình tiết kiệm chi phí, có nguồn rau sạch đảm bảo chất lượng mà còn giúp thư giãn, giảm stress sau một ngày làm việc vất vả.