Lắng nghe cơ thể để phát hiện sớm ung thư đại trực tràng
Tìm hiểu về bệnh ung thư đại trực tràng & các con số thống kê
Ung thư đại trực tràng đứng thứ 6 trong số các bệnh ung thư thường gặp ở VN, với trên 8.700 ca mắc mới và gần 6.000 ca tử vong/năm.
+ Năm 2000 tỉ lệ mắc ung thư đại trực tràng chuẩn hóa theo tuổi cả ở nam và nữ là 11,4/100.000 và 8,3/100.000.
+ Năm 2010 tỉ lệ tăng lên mức 19/100.000 và 14,5/100.000.
+ Năm 2015 tỉ lệ vẫn tăng với tốc độ tương tự như giai đoạn 2000 - 2010.
Các triệu chứng của ung thư đại trực tràng
+ Ruột biến động dẫn đến táo bón hoặc tiêu chảy liên tục.
+ Đại tiện ra máu.
+ Đau bụng quằn quại.
+ Giảm cân không rõ nguyên nhân...
Ý kiến của chuyên gia
Ông Trần Văn Thuấn- viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư“ Đa số bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa đến bệnh viện ở giai đoạn 2 - 3, tức là giai đoạn giữa của bệnh, hầu như không có bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm khi bệnh chưa có những dấu hiệu ban đầu”.Do vậy, tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa rất cao, như ung thư dạ dày (đứng thứ 4 trong các ung thư thường gặp ở VN) có đến gần 13.000 ca tử vong/trên 14.000 người mắc mới phát hiện được hằng năm.
BS Đào Văn Long (Trung tâm tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai), nếu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, trên 90% bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa sống thêm từ 5 năm trở lên, còn nếu phát hiện muộn, khi khối u đã di căn thì tỉ lệ sống thêm 5 năm chỉ từ 3 - 20%.
Khuyến cáo người dân cần tăng cường chế độ ăn nhiều rau, củ, quả, giảm thịt đỏ...
Các phương pháp phát hiện sớm hiện có tại VN từ khi khối u còn ở vị trí ban đầu và chưa di căn là các thiết bị siêu âm nội soi. Qua đó, các bác sĩ có thể “cắt hớt” vùng niêm mạc có khối u, thay vì phải cắt bỏ vùng dạ dày hay đại tràng có khối u. Vì vậy, khuyến cáo những người từ 40 tuổi trở lên nên khám sức khỏe tổng quát thường xuyên, người có tiền sử gia đình có đa polyp đại trực tràng, thường xuyên có cơn đau âm ỉ vùng thượng vị, có tiền sử viêm loét dạ dày, đi đại tiện ra máu... cần thăm khám (gồm soi đại trực tràng, dạ dày) thường xuyên hơn để phát hiện bệnh sớm.
Bác sĩ Nguyễn Văn Đăng (ĐH Y Hà Nội) xã hội giàu có hơn thì ung thư đường tiêu hóa cũng gia tăng. Nguyên nhân do chế độ ăn nhiều mỡ, thịt động vật, ít rau xanh, chất xơ có liên quan đến ung thư đại trực tràng, nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày liên quan đến tiền sử nhiễm vi khuẩn HP, chất nitrosamin trong dưa chua muối và thịt hun khói, ung thư thực quản liên quan đến thói quen uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc lá...
Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia - bà Lê Bạch Mai cho biết một trong những nguyên nhân người dân ngại ăn rau là do lo ngại vấn đề vệ sinh thực phẩm, cũng như sở thích ăn thịt hơn rau.Tuy nhiên, trong khi chờ có được rau an toàn thì người dân cần thay đổi lối sống để phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt, khi thấy các biểu hiện táo bón, tiêu chảy liên tục, đau bụng, sút cân, đại tiện ra máu....cần đến bệnh viện để khám ngay.
Lắng nghe cơ thể để phát hiện sớm ung thư đại trực tràng.
Hải Yến
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.