Làm thuốc trừ sâu sinh học tự chế đảm bảo an toàn, thân thiện môi trường
Thuốc trừ sâu hóa học được sử dụng để kiểm soát các loài côn trùng, sâu bệnh hại nhưng nếu không được sử dụng hợp lý, lạm dụng thuốc trừ sâu sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe người dùng. Hướng tới nền nông nghiệp sạch, an toàn hiện nay người dân đang chuyển dần sang các loại thuốc trừ sâu sinh học được sản xuất từ các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên
Thuốc trừ sâu sinh học hay được biết đến với tên gọi khác là thuốc trừ sâu hữu cơ sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc sinh học để diệt trừ sâu bệnh hại, thân thiện với môi trường, không gây hại tới người và các sinh vật có ích, ít để lại dư lượng độc trên nông sản, thời gian cách ly ngắn, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng,…
Hiện nay có rất nhiều cách pha chế thuốc trừ sâu được nhiều người áp dụng như tùy từng mục đích và nhu cầu bà con có thể lựa chọn cách cách pha chế dưới đây
Nguyên liệu: Các loại rau củ quả như tỏi, gừng, giềng, ớt, hạt của quả na hay hạt củ đậu, thuốc lào hoặc thuốc lá, lá và thân của cây xoan, cây thuốc lá hoặc lá của cây cà chua có chất Alkaloids,,…
Công thức 1: Ngâm rượu, cồn
Cách 1:
Bước 1: Thu hái rau, cây cỏ có chứa độc tố như tỏi, ớt, gừng, cà chua…
Bước 2: Rửa sạch, cắt chỉ hoặc thái nhỏ thành lát, ngâm cồn hoặc rượu xô, chậu… Lưu ý: Thời gian ngâm tuỳ từng loại, thường từ 3 – 7 ngày để có đủ lượng độc tố cần thiết.
Bước 3: Ngâm xong lọc chắt lấy nước trong rồi pha thêm nước phun lên cây.
Cách 2: Cũng các nguyên liệu trên rửa sạch, thái nhỏ, đun sôi 1 – 2 tiếng, xong gạn lấy nước để nguội, pha thêm nước lã để phun.
Cách 3: Các nguyên liệu trên ngâm vào nước chừng 15 phút rồi xay hoặc giã lấy nước đem phun.
Công thức 2:
Bước 1: Bóc sạch vỏ 2-3 củ tỏi, giã nhuyễn, pha với 2 cốc nước
Bước 2: Ngâm 24 tiếng, rồi lọc lấy nước cốt, pha thêm 4 lít nước, cho vào bình tưới đem phun lên cây bị bệnh.
Lưu ý phun khi trời mát và đều hai mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.
Công thức 3:
Bước 1: Giã nhuyễn hoặc nghiền nát 10 quả ớt chỉ thiên cay, thêm xíu nước vào ngâm qua đêm
Bước 2: Lọc lấy nước cốt, pha thêm 1 lít nước, cho vào bình tưới phun lên cây bị bệnh.
Lưu ý phun khi trời mát và đều hai mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.
Công thức 4:
Bước 1: Nghiền nát khoảng vài chục lá cà chua, rồi ngâm với khoảng 2 cốc nước qua đêm
Bước 2: Gạn lấy nước trong hòa thêm 2 cốc nước, sau đó cho vào bình tưới phun lên cây bị bệnh.
Lưu ý phun khi trời mát và đều hai mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.
Công thức 5: Hỗn hợp tỏi, ớt, gừng và giềng
Bước 1: Hỗn hợp tỏi, ớt, gừng và giềng rửa sạch nghiền nát tất cả rồi đem ngâm cồn hoặc rượu trong khoảng 15 ngày.
Bước 2: Gạn lấy nước trong rồi pha thêm nước lã để phun lên cây trồng.
Lưu ý: Đây là loại hỗn hợp bao gồm chất cay, nóng của tỏi, ớt, gừng, giềng, rượu… nên khi phun khiến sâu co mình lại và chết rất nhanh, có thể tiêu diệt tới 85 – 90% sâu hại.
Thời gian bảo quản khá lâu lên tới 4 – 5 tháng.
Công thức 6: Thuốc lào/thuốc lá
Bước 1:
Bước 1: Lấy một gói thuốc lào hoặc một bao thuốc lá mang ngâm trong nước ấm 1 đêm
Bước 2: Lọc lấy nước và rồi pha thêm một thìa cà phê nước rửa bát.
Bước 3: Hoà dung dịch trên với 4 – 8 lít nước cho vào bình tưới phun lên cây bị bệnh.
Lưu ý phun khi trời mát và đều hai mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.
Cách sử dụng thuốc trừ sâu sinh học
+ Dựa vào đối tượng sâu hại và các loại cây trồng mà sử dụng nồng độ đặc hay loãng khác nhau.
+ Khi pha chế các loại thuốc từ cây cỏ có thể bổ sung thêm ít nước rửa bát, xà
Khuyến cáo:
+ Sử dụng vừa phải, đúng thời điểm, không lạm dụng
+ Sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ như quần áo dài, khẩu trang, gang tay khi phun thuốc.
+ Thời điểm phun thuốc tốt nhất là khi sâu còn non vì khi đó khả năng kháng thuốc của sâu rất kém.
+ Nên phun thuốc vào thời điểm trời râm mát, tạnh ráo.
+ Không nên pha lộn thuốc sâu trừ sâu sinh học với các thành phần khác để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?
Trong quá trình phát triển của cây, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn đều khác nhau. Phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển và quyết định năng suất của cây trồng. -
Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động
Nghiên cứu để tìm ra chất thay thế than bùn trong phân bón khởi đầu vào những năm 1970, khi hậu quả của việc phá hủy các vùng đất than bùn thu hút sự quan tâm của các nhà môi trường ở Anh. -
Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì
Bắp cải tím được nhiều người ưa chuộng bởi chứa nhiều vitamin C, vitamin K rất tốt cho sức khoe, làn da. Trồng bắp cải tím có khó không? Cần chuẩn bị những gì trước khi bắt đầu trồng bắp cải tím. -
Tự trồng su hào tím tại nhà đơn giản mà lại đẹp mắt
Su hào tím không chỉ mang màu xanh đơn thuần như những loại su hào bình thường mà chúng sở hữu màu tím lạ mắt từ vỏ, gân lá, cọng lá. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng loại rau lạ mắt này ngay tại nhà. -
Cách trồng cà rốt tím cho củ to, ít nhiễm sâu bệnh
Cà rốt tím chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giá thành cũng cao hơn so với cà rốt thông thường. Nên nhiều bà nội trợ đã tự trồng cà rốt tím tại nhà và cho nhiều củ to, mập. -
Bí quyết trồng cà chua cherry ra sai quả, ít nhiễm sâu bệnh
Cà chua cherry sở hữu hình dáng nhỏ, màu đỏ thẫm, có vị ngọt, mùi thơm, thịt dày giống như quả chery nên được rất nhiều người yêu thích. -
Những điều lưu ý khi trồng rau trên sân thượng
Sân thượng thường có khí hậu khắc nghiệt hơn so với ở dưới đây nên sẽ rất khó cho một số loại rau có thể sống và sinh trưởng phát triển tốt. -
Nghiên cứu liên kết nuôi trồng thủy sản, sự nóng lên toàn cầu và kháng kháng sinh
Sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đang ảnh hưởng đến sản xuất cá và sức khỏe con người trên toàn thế giới, đã được một nhóm các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. -
Những loại rau nào thích hợp trồng băng phương pháp giâm cành
Bên cạnh phương pháp thủy canh các gia đình có thể trồng các loại rau này bằng phương pháp giâm cành. Phương pháp này được rất nhiều các bà nội trợ tại các khu vực thành thị ưa thích -
Trồng rau trên ban công: Kinh nghiệm chọn hạt giống, đất và thu hoạch
Khá nhiều người tận dụng ban công, sân thượng, khoảnh sân trước nhà để trồng rau sạch cho gia đình. Trồng rau sạch không chỉ giúp gia đình tiết kiệm chi phí, có nguồn rau sạch đảm bảo chất lượng mà còn giúp thư giãn, giảm stress sau một ngày làm việc vất vả.