Làm sao để đồ điện tử không hỏng khi trời nồm, ẩm
Trong bối cảnh thời tiết nồm, ẩm như miền Bắc đang trải qua hiện nay, việc bảo quản đồ điện tử đúng cách sao cho chúng không hỏng hóc là một điều tối quan trọng.
Trong khi miền Nam có hai mùa mưa nắng đều có cùng độ ẩm không quá cao thì miền Bắc lại đang trong mùa xuân, khoảng thời gian nồm ẩm nhất trong năm. Độ ẩm vào những tháng này thường xuyên ở mức khoảng trên 90%, rất có hại cho hầu hết các thiết bị điện tử vốn nhạy cảm với sự ẩm ướt do dễ bị hỏng hóc vi mạch, lỗi phóng điện chập cháy, các chi tiết kim loại cũng bị gỉ sét ăn mòn. Với một số thiết bị đặc thù như ống kính có thể gây mốc, rễ tre hay hệ thống loa bị ẩm màng loa làm sụt giảm đáng kể chất lượng âm thanh. Vậy phải làm thế nào để tránh hoặc giảm thiểu tối đa mối nguy hại gây ra từ hiện tượng thời tiết này?
Tránh đặt thiết bị điện tử tại các nơi ẩm thấp
Loa đài, TV, case máy tính không nên để trực tiếp trên sàn nhà (đặc biệt là sàn gạch) hoặc quá sát tường. Nên tìm những chỗ ít ẩm nhất trong nhà để đặt những đồ điện tử không dùng tới, ví dụ như trên các tầng cao. Đối với những ngày trời vừa nắng lên, nên hạn chế mở cửa hoặc cửa sổ để tránh hơi nước ẩm ướt bay vào nhà.
Không tắt quá lâu
Bạn nên sử dụng những đồ điện tử lâu rồi không đụng đến trong thời gian này, tránh việc “đắp chiếu” quá lâu khiến hơi ẩm bốc vào bảng mạch không thoát ra được. Bật máy (kể cả nếu không dùng) để giữ máy ở nhiệt độ cao. Đối với một số thiết bị như TV hay ampli có thể để ở chế độ Standby. Đặc biệt, điện thoại hay tablet là những thiết bị sử dụng bảng mạch nhỏ nên rất dễ gặp nguy hại khi trời ẩm nên cần tránh tắt các thiết bị này quá lâu trong tiết trời nồm.
Nên thường xuyên bật các thiết bị điện tử trong tiết trời nồm
Nếu thường xuyên sử dụng TV hay PC, laptop, bạn có thể để tablet hay điện thoại cạnh các thiết bị phát ra nguồn nhiệt lớn này để “hưởng lợi” nhờ, bởi không khí quanh chúng khô và an toàn hơn. Tuy vậy, 1 lưu ý là cũng không nên làm điều này quá lâu bởi các vi mạch có thể bị nóng giòn khi tiếp xúc lâu với nhiệt.
Lau chùi kỹ các giắc cắm, khớp nối kim loại
Các vị trí này rất dễ bị rỉ sét nếu trời nồm ẩm nên cần được lau khô thường xuyên. Nếu đã bị gỉ thì cần dùng giẻ có thấm cồn để lau sạch. Với các loại thiết bị có nắp đậy và dễ dáng tháo lắp thì có thể mở ra và dùng máy sấy thổi khô (chỉ sử dụng ở mức sấy nhẹ tránh gây nóng hỏng mạch).
Một số điều hòa hiện nay có chế độ khô hút ẩm, có thể bật điều hòa định kỳ để phòng trong nhà luôn trong tình trạng khô ráo.
Dùng gói/hộp hút ẩm
Với các thiết bị điện tử nhỏ có thể bỏ vào hộp kèm gói hút ẩm, hộp hút ẩm có giá khoảng vài trăm nghìn đồng hoặc các loại tủ chống ẩm chuyên dụng với nhiều kích cỡ giá từ hơn một triệu đồng.
Xử lý thế nào khi bị ẩm?
Nếu trót để các thiết bị này tắt quá lâu trong thời tiết nồm ẩm thì TUYỆT ĐỐI KHÔNG BẬT THIẾT BỊ TRỞ LẠI NGAY vì hơi nước ở các vi mạch có thể gây chập cháy, hỏng hóc. Với các thiết bị có kích thước lớn có thể bật điều hòa sấy khô, dùng máy sấy với thời gian lâu hơn thông thường so với việc chỉ bảo quản một chút và để thiết bị nguội hẳn mới bật trở lại (nếu dùng máy sấy).
Với các thiết bị nhỏ như điện thoại, máy tính bảng hay ống kính có thể bỏ vào tủ chống ẩm để một thời gian hoặc cho vào thùng gạo trong gia đình để hút ẩm. Đặc biệt, chúng tôi khuyến cáo bạn nên sử dụng tủ/hộp chống ẩm cho máy ảnh để đề phòng, bởi đây là thiết bị “sai một li, đi một dặm”, đã hỏng là hết đường cứu.
Quang Phong - Skcs.vn (tổng hợp)
Các tin khác
-
Malaysia nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng xịt mũi hoặc uống
Rất nhiều người không được tiêm vaccine ngừa Covid-19 do sợ kim tiêm do đó các nhà nghiên cứu tại Malaysia đã nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng uống hoặc xịt mũi -
Phát triển thiết bị phân tích chất lượng nước sinh hoạt bằng giấy
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Công giáo Louvain (UCLouvain) đã nghiên cứu, phát triển một thiết bị phân tích được chất lượng nước bằng giấy. -
Phát triển vật liệu in 3D có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Loại vật liệu in 3D đầu tiên trên thế giới được nghiên cứu và phát triển có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trên bề mặt trong vòng 20 phút, giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. -
Chế tạo robot lỏng hoạt động liên tục không cần pin, nguồn điện
Nhóm các nhà nghiên cứu Khoa Năng lượng thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (LBNL) và Đại học Massachusetts Amherst đã chế tạo một loại robot lỏng hoạt động liên tục không cần điện. -
Phát triển loại thép không gỉ có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Các nhà nghiên cứu tại Hồng Kông đã nghiên cứu phát triển một loại thép không gỉ có khả năng tiêu tiệt SARS-CoV-2 trong vài giờ giúp hạn chế sự lây lan virus ở các khu vực công cộng, thang máy, tay nắm cửa,… -
Nhật Bản phát minh loại khẩu trang phát hiện được Covid-19
Nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học tỉnh Kyoto (KPU), nằm ở phía tây Nhật Bản đã nghiên cứu phát minh ra một loại khẩu trang không những ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19 mà còn có khả năng phát hiện nếu tiếp xúc với SARS-CoV-2 -
Sáng chế loại kẹo cao su giúp giảm lây nhiễm Covid-19
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã sáng chế một loại kẹo cao su mới có khả năng giúp bẫy virus SARS-CoV-2, từ đó giảm các ca lây nhiễm Covid-19. -
Mũ cách ly di động phòng chống dịch Covid-19 lợi hại như thế nào?
"Mũ cách ly" di động Vihelm của 3 bạn trẻ Việt Nam được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới vinh danh, trao danh hiệu Đại sứ trẻ Sở hữu trí tuệ. Vậy sáng chế “chiếc mũ cách ly di động” này có điểm gì đặc biệt trong việc phòng chống dịch Covid-19 hiện nay? -
Trung Quốc phát triển robot tí hon chở thuốc đến tiêu diệt tế bào ung thư
Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí ACS Nano cho biết, các nhà khoa học Trung Quốc phát triển robot động vật in 3D có thể di chuyển trong mạch máu, mang theo hạt nano thuốc và tự động phun ra khi đến đích. -
Nghiên cứu phát triển biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion
Bã cà phê không chỉ sử dụng để chăm sóc da, làm đẹp, khử mùi ẩm mốc, phân bón,…mà các nhà nghiên cứu tại Indonesia đã phát triển phương pháp biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion.