Kỹ thuật ghép cặp cá betta sinh sản được các nghệ nhân bật mí
Màu sắc rực rỡ, chi phí thức ăn rẻ, sinh sản tốt, sức khỏe dẻo dai nên cá betta đang được nhiều khách ưa chuộng. Nắm bắt được nhu cầu của người mua nhiều người đã tự lai tạo ra những chú cá betta con đẹp mắt, màu sắc hấp dẫn. Vậy cách ghép cặp cá betta bố mẹ như thế nào để sinh sản ra những chú cá betta con khỏe mạnh, đa dạng màu sắc
Kinh nghiệm chọn lựa cá betta bố mẹ được các nghệ nhân tiết lộ
Cá betta trưởng thành từ 6-1 năm tuổi là giai đoạn sinh sản tốt nhất, cho những con betta con khỏe mạnh, sinh trưởng tốt. Để được đàn cá con betta khỏe mạnh cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn này:
Cá betta bố: Có thân hình to khỏe, vảy thật dày, các vây xòe rộng, không bị dị tật, vây lưng và đuôi không xuất hiện các vết rách. Tính cách hung hăng, nhả bọt liên tục lên trên mặt nước. Di chuyển linh hoạt dưới môi trường nước.
Cá betta mẹ: Cần chọn những con có kích thước lớn, màu săc đậm, không chọn những con cá có màu sắc nhạt, cơ thể không bị thương tích, dị tật. Tính cách phải hung hăng, không nhút nhát, khi gặp cá trống cá cái phải có biểu hiện như phùng mang. Quan sát cá mẹ nếu đã bước vào thời kỳ sinh sản nếu thấy bụng căng đầy trứng màu vàng, phía dưới hậu môn lòi ra một cái trứng nhỏ màu trắng nếu không thấy dấu hiệu này ở cá cái thì chứng tỏ cá cái chưa bước vào thời kỳ sinh sản. Di chuyển linh hoạt dưới môi trường nước, không đứng yên một chỗ hoặc ít di chuyển.
Nên chọn cá betta bố mẹ có cùng màu sắc thì cá betta con sẽ có màu sắc giống bố mẹ. Nhưng nếu bạn thích có thể chọn những con bố mẹ khác màu thì màu sắc cá con sẽ bị lai.
Dụng cụ ghép cặp:
Dùng khau nhựa, thau nhựa hay bình thủy tinh có kích thước lớn chứa được khoảng 15-20 lit nước. Trước tiên hãy thả cá betta bố vào trước có thể cho thêm vào cọng rong rêu, đá sỏi vào bể. Hãy cho cá betta bố ăn lo thức ăn trước khi chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh sản.
Quy trình ghép cặp của cá betta bố mẹ:
Trước khi ghép cặp cá betta bố mẹ hãy cho chúng vào 2 bình thủy tinh riêng biệt đặt cạnh nhau khoảng 2 ngày trước khi ghép cặp để chúng làm quen với nhau dần tránh tình trang rượt đuổi nhau khi thả chung.
Sau 2 ngày chúng đã quen mặt nhau lúc này tiến hành ghép cặp cho cá betta bố mẹ. Cho cá betta vào bể chung, đậy kín bể chỉ để hở một chút cho cá thở. Trong thời gian ghép cặp hãy để cá thể hiện hành vi sinh sản tự nhiên, không can thiệp hay bất cứ có hành động nào can thiệp trong thời gian này. Đặt cá betta nơi có ít người qua lại, yên tĩnh, tránh xa tiếng ồn.
Cặp cá betta bố mẹ ở cùng bể khoảng 1 ngày cá betta bố sẽ nhả bọt làm ổ và bắt đầu rượt đuổi cá mái. Màu sắc trên thân của cá betta bố mẹ sẽ trở nên đen sậm, bơi sát cạnh nhau, quấn quýt thân mật không tách rời nhau. Khi cá mẹ sắp đẻ cả hai con thể hiện động tác âu yếm hai miệng khớp với nhua, cuộn tròn nhau trong ổ bọt. Cá Betta giao phối theo một cách độc đáo được gọi là ép hay quấn, khi giao phối con trống quấn quanh con mái ép chặt lại, trứng bị ép ra từ bụng cá mái. Sau đó cá mái sẽ đẻ hàng loạt trứng, và cá trống sẽ phun tinh trùng vào ổ bọt để thụ tinh cho trứng. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại và thường thì mỗi lần đẻ diễn ra trong khoảng 2-3 giờ đồng hồ. Cá betta bố sẽ có nhiệm vụ canh giác ổ trứng, cá betta mẹ sẽ bơi ra một góc nghỉ ngơi. Người nuôi hãy vớt ra ngoài đem đi nuôi dưỡng chuẩn bị sức khỏe cho cá betta mẹ lần sinh sản tiếp theo.
Trong quá trình chăm sóc trứng cá betta bố sẽ có nhiệm vụ trông coi nếu có quả trứng nào bị rơi ra ngoài do bọt khí bị vỡ nó sẽ lập tức nhặt lại và cho vào một bọt khí mới. Sau khi cá con nở dược 2 ngày, nên bắt cá trống ra ngoài để nuôi riêng nhằm tránh trường hợp nó ăn cá con do cá betta bố đang đói.
Chăm sóc cá betta con sau khi nở
Sau 2-3 ngày trứng được thụ tinh trong tổ bọt sẽ bắt đầu nở. Nên chuẩn bị trùng cỏ để cá con nở ra sẽ có ngay thức ăn. Khi mới nở cá betta con có màu trắng đục, vẫn sống trong tổ bọt do cá betta con vẫn mang noãn hoàng và các vây bơi còn chưa phát triển đầy đủ. Khi túi noãng hoàng của cá con được tiêu thụt hết, cá con bắt đầu có thể bơi trên mặt nước hãy vớt cá betta bố ra khỏi bể để dưỡng sức cho lần sinh sản tiếp theo.
Sauk hi cá betta con được một tuần nên hút các chất bẩn trong bể, thêm nước sạch vào bể nuôi. Kích thước cá betta con lúc này chỉ bằng cỡ đầu que tăm bắt đầu cho chúng ăn bo bo… và chỉ chừng khoảng hơn một tháng tuổi là chúng đã có thể bắt đầu ăn được trùng chỉ. Thời gian này cứ 3 - 4 ngày thì bạn nên thay 20 – 30% nước trong hồ.
Sau khi cá betta con được 2 tuần tuần tuổi hãy cho ra bể lớn để nuôi. Dùng nước cũ đổ chung với nước mới để hạn chế cá betta con bị sốc nước. Sau 2 tháng cá betta con có hiện tượng đánh đau hãy vớt ra các bể nuôi riêng, chăm sóc từng con một.
Những điều lưu ý khi chăm sóc, chọn lựa cá betta bố mẹ:
Nên chọn những con cá betta bố không có tính xấu ăn con.
Khi bắt cá betta bố mẹ cần hạn chế động nước mạnh để gảm thiểu lượng cá con bị chết.
Khi nuôi cá bột nước rất dễ bị dơ. Bố trí đặt bể cá betta con nơi sạch sẽ, ít khói bụi, bể nuôi cá cần có mái che.
Cá betta con mới nở sẽ rất yếu không được đụng nước, di chuyển bể ra chỗ khác
Thường xuyên thay nước sạch vào bể cá. Dùng ống nhựa nhỏ hút chất bẩn và cho nước sạch mới nhẹ nhàng vào trong bể cá betta con.
Suckhoecuoscong.com.vn
Các tin khác
-
Vì sao những loài cá mập này nguy hiểm nhất đại dương?
Cá mập là một trong những loài vật nguy hiểm rất trên thế giới chúng mệnh danh là sát thủ đại dương hiếm loài vật nào có thể thoát khỏi sự truy đuổi của chúng. -
Loài cá mập hổ có sợ hãi khi gặp bão lớn trên biển hay không?
Loài cá mập hổ sinh sống nhiều ở khu vực đại dương nhiệt đới và ôn đới, các hòn đảo trung Thái Bình Dương, khu vực biển thường xuất hiện những cơn bão lớn, biển động. Vậy khi xảy ra bão trên biển loài cá mập hổ liệu có sợ hãi? -
Cá voi con làm thế nào để bú sữa mẹ ở dưới đại dương
Chúng ta đều biết rằng cá heo là loài động vật có vú sinh sống dưới biển nên cúng sẽ nuôi con bằng sữa mẹ. Nhưng làm thế nào để cá voi con bú được sữa mẹ ở trong đại dương hẳn nhiều người chưa biết -
Nhựa làm từ rong biển có thể giải quyết ô nhiễm đại dương?
Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Tel Aviv, Israel đã tạo ra một loại nhựa phân hủy sinh học, sử dụng polyme rong biển. Họ hy vọng sẽ giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm đại dương. -
Nhựa đang gây hại cho sinh vật biển, con người ra sao?
Bạn có biết rằng trong tôm cua cá bình thường chúng ta ăn, thường có những mẩu nhựa nhỏ mà chúng ta không biết. Các nhà khoa học đang chạy đua để tìm hiểu xem điều đó có tác động gì đối với sức khỏe của con người. -
Thải rác trên đại dương: Nguyên nhân, ảnh hưởng và giải pháp
70% trái đất là nước, đại dương và biển tiếp tục phải đối mặt với tất cả các hình thứcthải rác trên đại dương, đặc biệt là về các chất thải vật liệu từ các ngành công nghiệp, hệ thống thoát nước, tàu chở dầu và nhà máy. -
Tại sao cá mập không có xương?
Trong đại dương cá mập được ví như sát thủ ninja kiêm ma cà rồng, chúng có thể tiêu diệt con mồi chỉ trong tích tắc với những nhát cắn đầy uy lực. -
Ngạc nhiên trước khả năng nhịn đói của cá mập voi
Loài cá mập voi khiến chúng ta phải trầm trồ than phục khả năng nhịn ăn của chúng. Trong hoang dã cá mập voi có thể không cần ăn nhiều trong cả tuần thậm chí cả tháng -
Dòng hải lưu chảy trên biển là gì?
Khi đi trên biển khá nhiều người nhắc đến dòng hải lưu chảy trên biển. Vậy dòng hải lưu đó thực chất là gì? Nguyên nhân nào hình thành lên dòng hải lưu hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé -
Loài nào khiến các mập trắng lớn phải dè chừng?
Cá mập trắng lớn được mệnh danh là những sát thủ đáng sợ với con người và các sinh vật biển. Nhưng có một loài trong đại dương khiến cá mập trắng phải dè chừng và nhanh chóng tránh xa, đó là loài nào vậy?