Kỳ thú việc làm đầu tiên của rắn sọc đỏ sau nhiều tháng ngủ đông
Sau giấc ngủ đông dài 8 tháng, thay vì ăn là việc ưu tiên hàng đầu thì rắn sọc đỏ tụ tập lại để làm một chuyện mà theo chúng là quan trọng hơn cả đó là giao phối để duy trì nòi giống.
Loài rắn sọc đỏ này có tên khoa học là Thamnophis sirtalis sống chủ yếu tại vùng Narcisse thuộc Manitoba, Canada. Do khí hậu mùa đông nơi đây rất khắc nghiệt (nhiều nơi nhiệt độ xuống tới -40 độ C), nên loài rắn này đã tập cho mình thói quen ngủ đông trong các hang đá vôi để tự bảo vệ bản thân. Mỗi năm, cứ đến mùa xuân rắn sọc đỏ bắt đầu ồ ạt tỉnh dậy và việc đầu tiên chúng làm không phải là ăn mà là lại tham gia vào nghi thức tìm kiếm bạn tình.
Theo ghi nhận từ chính phủ Canada có khoảng 75.000 con rắn chui ra khỏi hang trong tuần cuối cùng của tháng 4, đông nhất là vào tuần thứ hai của tháng 5 với mục đích kết đôi.
Tuy vậy, có một thực tế không hề dễ chịu đó là rắn sọc đực vô cùng nhiều nhưng rắn sọc cái lại rất hạn chế. Mặc dù thể trạng của rắn sọc cái lớn hơn so với rắn sọc đực nhưng để tìm được một con rắn cái để giao phối không hề dễ dàng. Thậm chí, đã có thời điểm tỉ lệ rắn đực và rắn cái là 10000/1. Sự chênh lệch quá "oan nghiệt" này vô tình làm cho sự hỗn loạn càng trở nên... căng thẳng hơn bao giờ hết.
Một nhà sinh vật học địa phương, ông Doug Collicutt tiết lộ: "Một khi cô nàng đã tiến đến thì đám đực rựa kia sẽ bị hạ gục ngay lập tức..", sau khi tận mắt chứng kiến "sự vụ" hỗn loạn này. Cũng vì mất cân bằng giới tính trầm trọng nên thường những con rắn sọc đực sẽ thức tỉnh sớm hơn rắn cái, chúng buộc phải làm thế để nâng cao cơ hội tìm kiếm bạn tình.
Khi bị quyến rũ bởi chất pheromone do con cái tiết ra, vài con rắn đực sẽ cọ xát phần cằm của chúng dọc theo lưng con cái. Hiện tượng này có tên gọi là "mating ball" để chỉ nhiều rắn đực muốn giao phối với một con rắn cái. Rắn đực ở gần con cái nhất sẽ giao phối với nó, để lại một chất nhầy bên trong cơ thể con cái. Chất nhầy này chặn ngoài đường sinh sản của con cái trong khoảng hai ngày, buộc các con đực khác phải tránh xa.
Kỳ thú ở chỗ, rắn sọc đực có tới hai bộ phận sinh dục, vì vậy nếu có bị mất đi một bộ phận trong lúc đấu đá thì vẫn còn bộ phận nữa để giao phối. Ngoài ra rắn sọc đỏ có khả năng trữ tinh trùng trong bụng, chờ đến khi cơ thể đủ sức mới đẻ trứng. Quá trình này thậm chí có thể kéo dài cả chục năm cũng không vấn đề gì.
Về phần con cái, sau khi giao phối thành công, nó sẽ tránh những cuộc chiến tình trường hỗn loạn, đông đúc, bò đến một địa điểm hẻo lánh để đẻ trứng trong mùa hè. Mỗi mùa sinh sản, rắn mẹ đẻ từ vài con đến 80 con non với chiều dài từ 12,5-23cm. Khi trưởng thành, rắn sọc đỏ có thể dài tới 46-137cm.
Vào tháng 9, những con rắn trở về hang chuẩn bị cho mùa đông và tiếp tục trải qua 8 tháng ngủ đông. Hiện tượng "rắn nhảy ổ" này xảy ra hàng năm, thu hút rất nhiều du khách đến với Canada.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Lợi ích bất ngờ của chó mèo đối với trẻ nhỏ
Chó mèo không chỉ giúp trẻ nhỏ quan tâm đến mọi người xung quanh, dạy trẻ nhiều kỹ năng sống mà còn là một người bạn đồng hành tuyệt vời trong những năm tháng lớn khôn, trưởng thành. -
Lợi ích bất ngờ của cho mèo đối với người già
Những người cao tuổi luôn đối mặt với sự cô đơn, tuổi già hay những sự thay đổi lớn của cuộc sống như nghỉ hưu, mất đi người thân yêu, thay đổi cơ thể do tuổi tác cao do đó chó mèo đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe cũng như tâm trạng của người cao tuổi. -
Chó mèo mang lại lợi ích gì cho người độc thân
Khi nuôi chó mèo không chỉ giúp những người độc thân cảm thấy vui vẻ, bớt cô đơn, cuộc sống bớt trống chải hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. -
Vì sao Linh cẩu loài vật máu lạnh, tàn nhẫn lại vô cùng thông minh
Trong thế giới tự nhiên tại sao không phải gấu, sư tử, hổ, báo, chó sói là loài động vật máu lạnh mà lại là linh cẩu. Vì sao loài động vật này lại bị ghét đến vậy, hãy cùng tìm hiểu. -
Dịch Covid-19 khiến hơn 1.000 con voi tại Thái Lan thiếu thức ăn, phải đi xin ăn
Hơn 1.000 con voi được thuần hóa trong số 3.800 con voi của Thái Lan mất việc, thiếu thức ăn đứng trước nguy cơ phải đi theo chủ ăn xin hoặc vào rừng chở gỗ lậu vì dịch Covid-19 -
Tại sao đầu chim gõ kiến không bị làm sao khi mổ liên tục vào cây?
Nếu chẳng may vô tình bạn bị va đầu vào tường, giường, cây cối cũng đã khiến chúng ta cảm thấy hoa mắt chóng mặt. Nhưng tại sao chim gõ kiến gõ vào thân cây liên tục đầu của chúng lại không gặp vấn đề gì? -
Rắn có bị chết bởi nọc độc của chính nó hay không?
Nọc độc rắn vô cùng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người và các loài động vật khác rất nhanh nếu không được chữa trị. -
Cá sấu có thể hạ gục con mồi lớn vì sao?
Những loài động vật như: linh dương, trâu rừng, chim, động vật có vú thậm chí cả sư tử đều khó lòng thoát khỏi sự tấn công của cá sấu. Vậy tại sao cá sấu có thể hạ ngục được những con mồi to lớn và nguy hiểm một cách dễ dàng đến vậy? -
Tại sao cá sấu có thể nhịn ăn hàng tháng trời
Nhưng với một con cá sấu trưởng thành chúng có thể nhịn không ăn gì từ 3-4 tháng liền mà không cảm thấy đói thậm chí có một số trường hợp ghi nhận có những con cá sấu có thể sống sót cả năm trời mà không cần ăn uống gì. -
Tại sao cá sấu lại sợ hà mã?
Hà mã có vẻ ngoài hiền lành, cục mình tưởng chừng không có gì đáng sợ nhưng kể cả loài cá sấu hung dữ đến như vậy mà cũng phải sợ hà mã. Vậy tại sao cá sấu lại sợ hà mã?