Kinh nghiệm điều trị mèo bị bí tiểu chuẩn xác
Mèo bị bí tiểu nhiều ngày nếu không được điều trị sớm sẽ khiến mèo bị nhiễm độc ure, suy thận, gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy khi mèo bị bí tiểu nên điều trị như thế nào?
Khi mèo bị bí tiểu mèo đi tiểu sẽ khó khăn, mèo luôn trong trạng thái buồn tiểu, thường xuyên vào nhà vệ sinh để đi tiểu, cố gắng rặn tiểu, lượng nước tiểu của mèo ra rất ít, thậm chí không có nước tiểu trong cát vệ sinh. Ngoài ra, dòng nước tiểu bất thường, tiểu không liên tục hoặc chỉ nhỏ giọt, xuất hiện tình trạng rỏ rỉ nước tiểu, khó chịu, đau đớn, kêu la, khó chịu nhiều hơn, mang tâm lý sợ hãi mỗi khi đi vệ sinh.
Tình trạng bí tiểu ở mèo diễn ra nhiều ngày có thể khiến mèo bị nhiễm độc ure, viêm thận, suy thận, xuất huyết, xuất máu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, nếu thấy mèo có những dấu hiệu trên cần đưa mèo đi khám tại các bệnh viện thú y, phòng khám thú y, các bác sĩ thú y cho kinh nghiệm, chuyên môn.
Chẩn đoán mèo bị bí tiểu
Sau khi thăm khám kiểm tra sức khỏe của mèo để chẩn đoán chính xác tình trạng mèo đang gặp phải, mức độ bí tiểu của mèo các bác sĩ thú y sẽ chỉ định một số các biện pháp như sau:
+ Thực hiện xét nghiệm nước tiểu của mèo để tìm tinh thể lắng đọng
+ Đo nồng độ glucose, ketone, protein, bạch cầu, …
+ Tầm soát ung thư niệu đạo cho mèo
+ Xét nghiệm máu đánh giá mức độ nhiễm trùng, chẩn đoán xem thận của mèo có bị tổn thương nghiêm trọng hay không.
+ Kiểm tra chức năng gan, thận, tim của mèo
+ Thực hiện siêu âm bàng quang, kiểm tra độ dày thành bàng quang tìm viêm nhiễm
+ Chụp x-quang bàng quang tìm sỏi, khối u gây tắc nghẽn đường tiết niệu của mèo
Cách điều trị mèo bị bí tiểu chuẩn xác
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh các bác sĩ thú y sẽ có phương án điều trị.
Khi mèo bị bí tiểu, các bác sĩ sẽ tiêm cho mèo thuốc giảm đau hoặc uống thuốc giảm đau, áp dụng thủ thuật thông tiểu để giải phóng lượng nước tiểu bị ứ đọng bên trong cơ thể mèo. Đồng thời, kết hợp sử dụng thuốc làm tan sỏi, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm đặc trị đường tiểu cho mèo.
Trong trường hợp mèo bị bí tiểu kết hợp với suy gan, suy thận hoặc suy tim để giúp mèo tránh bị nguy hiểm đến tình mạng các bác sĩ thú y sẽ chỉ định dùng thuốc chuyên khoa để hỗ trợ lọc thải, phục hồi chức năng tiết niệu của mèo.
Trường hợp mèo phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật khi bị bí tiểu các bác sĩ thú y sẽ loại bỏ tắc nghẽn bằng phương pháp cắt bàng quang (rạch vào bàng quang và loại bỏ tắc nghẽn). Phương pháp phẫu thuật này có giá thành cao, đạt hiệu quả nhưng không ngăn được tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu của mèo tái phát lại lần nữa.
Trường hợp gây bí tiểu ở mèo do khối u phát triển lớn gây tắc nghẽn đường tiểu của mèo các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u.
Sau khi được điều trị kịp thời các bác sĩ thú y sẽ tiến hành truyền dịch tĩnh mạch giúp pha loãng nước tiểu về mức bình thường và khôi phục độ pH bên trong nước tiểu của mèo, tránh nguy hiểm tới sức khỏe của mèo.
Đồng thời, sẽ lựa chọn các loại thuốc thích hợp có thể bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và/hoặc thuốc chống lo âu cho mèo sử dụng trong quá trình hồi phục.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, phát hiện sớm những bất thường sau điều trị bí tiểu các bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra tim nhằm đảm bảo không có tổn thương nào, chẳng hạn như rối loạn nhịp tim. Xét nghiệm máu giúp bác sĩ thú y xác nhận rằng phương pháp điều trị đang có tác dụng khôi phục chức năng thận của mèo về mức bình thường, không còn nguy hiểm đến sức khỏe
Thay đổi chế độ ăn uống của mèo thường ngày bằng chế độ ăn uống đặc biệt giúp giữ nước tiểu của mèo ở độ pH thích hợp và giảm thiểu lượng khoáng chất hòa tan trong nước tiểu. Loại thức ăn đóng hộp thường được khuyến khích thay vì thức ăn khô, ưu tiên chọn thức ăn hạt mềm, lỏng nhiều nước như pate, soup. Luôn để sẵn nước sạch để uống, hay có thể dùng sữa uống thay nước khi mèo không chịu uống nước
Phòng ngừa tắc nghẽn đường tiểu ở mèo như thế nào?
+ Thăm khám bác sĩ thú y hàng năm để kiểm tra sức khỏe tổng thể của mèo.
+ Nếu gia đình nuôi nhiều mèo, nuôi chó chung với mèo nên thiết thập vị trí trốn cho mèo như chiếc hộp có cửa được khoét vào, một cây mèo nhiều tầng với võng, chuồng, đường dốc cào móng và đồ chơi cho mèo
+ Mua đồ chơi cho mèo giúp mèo được vui chơi và bận rộn để giảm căng thẳng, tương tác chơi với mèo nhiều hơn
+ Thay cát vệ sinh thường xuyên, ít nhất 1 tuần 1 lần thay cát mới cho bé.
+ Mèo tắm ít nhất 1 tuần/lần với thời tiết mùa hè, 1 tháng/ lần với thời tiết mùa đông để tránh nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiểu.
+ Mèo từ 8 tuần tuổi trở lên cần được tiêm phòng đầy đủ để hạn chế một số bệnh truyền nhiễm.
+ Tìm một địa chỉ bệnh viện thú y uy tín để chữa chứng bí tiểu cho mèo, các cơ sở thú y, bệnh viện thú y có đầy đủ trang thiết bị, máy móc, dụng cụ hiện đại giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.
+ Tái khám theo chỉ định của bác sĩ để xem xét tiến độ hồi phục của mèo
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Mèo bị sỏi bàng quang: nguyên nhân, dấu hiệu
Cách chẩn đoán, điều trị mèo bị sỏi bàng quang
Bật mí chế độ ăn cho mèo bị sỏi bàng quang cực hay
4 bài thuốc chữa bệnh từ cải xoong hiệu quả bất ngờ ít người biết
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
- Chăm sóc mèo bị gãy chân tại nhà
- Chăm sóc mèo bị viêm tuyến tụy, nguyên nhân gây bệnh
- Mèo bị mù: nguyên nhân, cách chăm sóc mèo bị mù
- Mèo bị sảy thai: Nguyên nhân, chăm sóc mèo bị sảy thai
- Mèo bị điếc: Nguyên nhân, cách nhận biết, chăm sóc mèo bị điếc
- Quá trình mèo mang thai, cách chăm sóc mèo con mới sinh
- Chăm sóc mèo cưng vào mùa đông bạn cần lưu ý điều gì?
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.